Hotline: 0941068156

Thứ hai, 27/01/2025 11:01

Tin nóng

Giấy phép khai thác khoáng sản lòng sông phải thể hiện thời gian được phép hoạt động khai thác

Kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm ATTP dịp Tết Nguyên đán và Lễ hội xuân 2025

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ hai, 27/01/2025

An Giang cần chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp

Thứ sáu, 17/11/2023 19:11

TMO – An Giang sẽ ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến công nghệ cao, thân thiện môi trường, gắn với vùng nguyên liệu tập trung; phát triển công nghiệp chế tạo phục vụ cho các lĩnh vực nông nghiệp.

Quy hoạch tỉnh An Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đề ra  phương hướng phát triển, ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản sẽ đổi mới tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông nghiệp, ứng dụng công nghệ cao theo chuỗi giá trị, hàng hóa quy mô lớn, chất lượng cao, tạo nền tảng vững chắc cho phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm. Tập trung phát triển 03 nhóm sản phẩm chủ lực hiện có gồm: lúa gạo; cá tra; rau màu, cây ăn trái và 02 nhóm sản phẩm mới phù hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh gồm: chăn nuôi bò và nấm ăn, nấm dược liệu. Chú trọng, nghiên cứu phát triển giống nông nghiệp, thủy sản và dược liệu.

Tích tụ ruộng đất, cánh đồng lớn để hình thành các vùng chuyên canh, vùng sản xuất nguyên liệu hàng hóa quy mô lớn, các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Phát triển các vùng chăn nuôi tập trung ở xa khu dân cư; khuyến khích các cơ sở chăn nuôi ứng dụng kỹ thuật tiên tiến, bảo đảm an toàn dịch bệnh.

Nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế An Giang.

Hình thành các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, ứng dụng công nghệ cao, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái. Khai thác thủy sản gắn với bảo vệ và phục hồi nguồn lợi thủy sản tại địa phương. Đồng thời, xây dựng trung tâm đầu mối về nông nghiệp gắn với vùng nguyên liệu thủy sản nước ngọt, trái cây, lúa gạo, kết nối với các trung tâm đầu mối nông nghiệp, thủy sản khác của vùng. 

Theo Quy hoạch, An Giang ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến công nghệ cao, thân thiện môi trường, gắn với vùng nguyên liệu tập trung; phát triển công nghiệp chế tạo phục vụ cho các lĩnh vực nông nghiệp. Tập trung phát triển vững chắc công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm. Đổi mới, nâng cấp công nghệ cho các ngành chế biến các sản phẩm từ gạo, cá tra. Xây dựng các cụm liên kết công nghiệp chuyên ngành chế biến lương thực, thực phẩm, thúc đẩy tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu. Đẩy mạnh phát triển dịch vụ nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Tập trung phát triển một số ngành dịch vụ hiện đại, có giá trị gia tăng cao, như logistics, thương mại điện tử, thương mại quốc tế, công nghệ thông tin và truyền thông, du lịch, y tế, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo.

Tiềm năng, thế mạnh

An Giang là vùng đất rất giàu tiềm năng, quyến rũ, độc đáo, có một không hai tại Đồng bằng sông Cửu Long mang trên mình vẽ đẹp đặc trưng hiếm có. Nơi vừa có đồng bằng trù phú, màu mỡ được bồi đắp bởi 2 nhánh sông Tiền và sông Hậu của dòng sông Mê Kông huyền thoại, vừa có đồi núi trải dài từ Đông sang Tây với nhiều cảnh quan tươi đẹp, huyền bí đan xen với hệ thống kênh rạch được quy hoạch để phát triển với tầm nhìn dài hạn.

Nuôi trồng thủy sản cũng là thế mạnh của tỉnh An Giang. Ảnh: H. Chuẩn.

Phát triển kinh tế nông nghiệp được xem là tiềm năng của tỉnh An Giang với hơn 80% diện tích đất nông nghiệp, đất phù sa chiếm hơn 44% diện tích đất nông nghiệp, có nguồn nước ngọt quanh năm, khí hậu ôn hòa và 65% dân số lao động nông thôn. Đây được xem là thế mạnh nông nghiệp địa phương để hướng đến thu hút, mời gọi đầu tư phát triển kinh tế nông nghiệp đa giá trị, nông nghiệp tuần hoàn, chế biến sâu nông thủy sản, hệ thống logistics, đặc biệt là kết hợp với du lịch nông nghiệp trải nghiệm, du lịch sinh thái nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khỏe.

Ngoài ra, tỉnh An Giang có tiềm năng thế mạnh về du lịch với quần thể 7 ngọn núi có một không hai giữa vùng đồng bằng. Núi Cấm, đây là một trong những ngọn núi trứ danh, cao nhất, đẹp nhất vùng với vẻ đẹp huyền bí, khí hậu trong lành, mát mẻ quanh năm được ví như Đà Lạt miền Tây đang nghênh đón các nhà đầu tư đến khai thác. Trong khi đó, Lễ Hội vía bà Chúa xứ núi Sam được tổ chức vào tháng 4 âm lịch hàng năm tại thành phố Châu Đốc, được mệnh danh là thành phố du lịch tâm linh nổi tiếng nhất vùng và trong cả nước để thu hút hàng triệu khách thập phương. Ngoài ra, để hòa cùng nhịp điệu phát triển kinh tế, An Giang luôn giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa đặc trưng nhằm khai thác du lịch với nhiều lễ hội truyền thống đa dạng như: Lễ Sen Dolta và Hội đua bò Bảy Núi,… Đây chính là nơi hội tụ, giao thoa các giá trị về lịch sử, văn hóa, tôn giáo và tâm linh của 4 dân tộc anh em, đó là: Kinh, Hoa, Chăm, Khmer. Tất cả những đặc điểm này đã tạo nên vẻ đẹp tiềm ẩn của An Giang bên cạnh những con người đôn hậu, chất phát với vẻ đẹp trong sáng, nên thơ giàu lòng mến khách.

Thống kê trong năm 2022, An Giang đón trên 7,5 triệu lượt khách du lịch; tăng 127% so với cùng kỳ năm 2021, ước đạt 163% so với kế hoạch. Trong đó có 10 nghìn lượt khách du lịch quốc tế, 280 nghìn lượt khách lưu trú tại các khách sạn đạt chuẩn, 370 nghìn lượt khách lưu trú tại các nhà nghỉ, nhà trọ. Doanh thu từ hoạt động du lịch ước đạt 4.700 tỉ đồng, tăng 119% so với cùng kỳ, ước đạt 157% so với kế hoạch.

 

 

VŨ MINH

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline