Hotline: 0941068156

Thứ hai, 25/11/2024 10:11

Tin nóng

Đa cổ thụ ở Phú Xuyên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Cảnh báo nguy cơ mưa lớn khu vực miền Trung do bão Trà Mi

Quảng Ngãi: Cấm biển từ 10h ngày hôm nay ứng phó bão Trà Mi

Theo dõi sát diễn biến của bão Trà Mi

Thứ hai, 25/11/2024

9 hoạt động nổi bật của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam trong năm 2022

Chủ nhật, 01/01/2023 19:01

TMO – Tham gia góp ý nhiều Dự thảo luật sửa đổi; tổ chức thành công nhiều Chương trình, Hội thảo về tài nguyên thiên nhiên, môi trường; tích cực triển khai có hiệu quả công tác tuyên truyền nâng cao ý thức cộng đồng và tiếp tục duy trì hoạt động bảo tồn Cây Di sản…là những sự kiện nổi bật của Trung ương Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) trong năm 2022.

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương năm 2022

Tạp chí điện tử Thiên nhiên và Môi trường trân trọng gửi đến bạn đọc 9 sự kiện nổi bật của VACNE trong năm 2022.

1. Đóng góp ý kiến Dự thảo Luật Tài nguyên nước. Theo đó, trong Hội thảo lấy ý kiến về dự thảo sửa đổi Luật Tài nguyên nước do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, tổ chức vào tháng 10 năm 2022, tại Thành phố Hạ Long, Quảng Ninh, VACNE cho rằng, cần lưu ý đến vấn đề xã hội hóa quản lý, khai thác, xử lý, sử dụng tài nguyên nước; cần coi nước thải là tài nguyên, cần có chính sách khuyến khích tái sử dụng nguồn nước thải; cần phát huy vai trò của các đoàn thể nhân dân trong truyền thông nâng cao nhận thức, tổ chức phong trào và xây dựng mô hình quản lý, khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên nước.

2. Góp ý đánh giá về kết quả thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch kể từ khi Luật Quy hoạch có hiệu lực thi hành. Theo đó, trong Hội thảo “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch kể từ khi Luật Quy hoạch có hiệu lực thi hành” tổ chức vào tháng 3/2022, đại diện VACNE, PGS.TS Phùng Chi Sỹ , Phó Chủ tịch Hội đã trình bày báo cáo tham luận. Theo đó, Báo cáo của VACNE đã nêu trúng được những vấn đề thực tiễn, đòi hỏi cần được nghiên cứu giải quyết ngay để góp phần thực hiện tốt Luật Quy hoạch hiện hành theo đánh giá của đại biểu tham dụ Hội thảo.

3. Tổ chức thành công Hội thảo quốc tế “Tác động của ô nhiễm môi trường đến đa dạng sinh học và sức khỏe con người”. Theo đó, Hội thảo quốc tế “Tác động của ô nhiễm môi trường đến đa dạng sinh học và sức khỏe con người” do VACNE phối hợp với Liên minh toàn cầu về sức khỏe và ô nhiễm (GAPH) và Ủy ban Bảo tồn Thiên nhiên chung (JNCC - Joint Nature Conservation Committee) tổ chức trong 2 ngày 10-11/3/2022. Đây là hội thảo quốc tế được tổ chức với quy mô lớn với sự tham gia của gần 300 đại biểu trong nước và quốc tế.  Gần 40 báo cáo đã được trình bày trong hội thảo, trong đó có các Báo cáo “Giảm thiểu ô nhiễm thông qua quan hệ đối tác – kết quả phân tích toàn cầu”; “Giảm thiểu ô nhiễm thông qua quan hệ đối tác – kiểm tra cách nhìn nhận của Việt Nam. Ngoài các báo cáo về Tổng quan Đa dạng sinh học của Việt Nam; Quản lý khai thác thông tin, cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia; Các vấn đề liên quan tới chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam và một số đề xuất…được nhiều đại biểu quan tâm. Tại Hội thảo này, còn có rất nhiều Báo cáo khác với nội dung thực tiễn như: Đánh giá tác hại của ô nhiễm môi trường không khí, của ô nhiễm môi trường nước, của sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp; Tác động của biến động sử dụng đất đến đa dạng sinh học và sức khỏe con người.

4. Khảo sát nghiên cứu xây dựng mô hình du lịch sinh thái phát triển bền vững khu phụ cận Sầm Sơn (Thanh Hoá). Đoàn chuyên gia của VACNE do TS. Nguyễn Ngọc Sinh dẫn đầu đã tới khảo sát, nghiên cứu xây dựng mô hình du lịch sinh thái (DLST) trong tiến trình xây dựng nông thôn mới và phát triển đô thị vùng phụ cận ven biển thành phố du lịch Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá: từ xã Hải Tiến (Hoằng Hoá) tới khu vực núi Cô Tiên. Đây là nhiệm vụ đầu tiên của VACNE được triển khai trong năm 2022, nhằm thực hiện tốt Nghị quyết số: 37/2021/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thanh Hoá; các các chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước về xây dựng nông thôn mới, phát triển đô thị bền vững ở Việt Nam.

5. Tham vấn “Xây dựng Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học Quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2950”. Trong cuộc họp tham vấn về Xây dựng Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học Quốc gia. Đại diện của VACNE đã có những ý kiến quan trọng cho việc xác định khuôn khổ, mục đích, phương pháp và cả những cách làm cụ thể cho việc xây dựng quy hoạch, bảo đảm tiếp cận tới 6 đối tượng quy hoạch luật định, bảo đảm phản ánh được các nội dung về hệ sinh thái, loài, nguồn gen và tri thức bản địa liên quan các mảng đất liền, đát ngập nước và biển - hải đảo.

6. Kết quả Đề tài nghiên cứu Mô hình thử nghiệm chăm sóc, kéo dài tuổi thọ Cây Táu cổ thụ. Cây Táu cổ, 2100 tuổi, tại Đền thờ Thiên cổ Miếu thuộc Thôn Hương Lan, Xã Trưng Vương, Thành phố Việt Trì, Tỉnh Phú Thọ. Từ năm 2014, cây Táu cổ đã có biểu hiện suy kiệt: Thân cây bị mối xông mục ruỗng, một số cành bị khô chết. Đến năm 2021, thể trạng cây Táu cổ càng ngày càng xấu đi: 5 trên 6 cành bị chết, thân mục ruỗng nhiều hơn, chỉ còn một cành nhỏ sống nhờ vào vỏ cây…Chỉ trong 5 tháng (từ tháng 5 đến tháng 10/2022), nhóm nghiên cứu do tiến sỹ Bùi Phúc Khánh, Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Phú Thọ làm chủ nhiệm, được sự tư vấn của các nhà khao học, chuyên gia thuộc VACNE, đề tài đã thu được kết quả khả quan. Hiện tại, cây Táu cổ đã ra nhiều rễ, cành khỏe, lá xanh tươi, không bị quăn mép.

7. Công nhận 2 quần thể Cây Di sản Việt Nam. Theo đó, quần thể trên 1.300 cây chè Shan tuyết cổ thụ tại huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang) và quần thể 100 cây chè Shan tuyết cổ thụ huyện Tủa Chùa (Điện Biên) được VACNE công nhận Cây di sản Việt Nam. Đây là 2 quần thể cây cổ thụ tiêu biểu trong 4 quần thể cây được công nhận Cây Di sản Việt Nam trong năm 2022. Ngoài ra, cũng trong năm 2022, VACNE đã công nhận nhiều cây cổ thụ khác ở các địa phương như: Hải Phòng, Nam Định, Hoà Bình, Hà Nam, Đắk Nông...

8. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Hội. Ngày 28/11, VACNE tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương nhằm tổng kết công tác năm 2022 và đề ra nhiệm vụ trong năm 2023. Theo đó, năm 2022 – giai đoạn “bình thường mới” do đại dịch COVID-19 chưa kết thúc, nhưng các đơn vị thành viên trực thuộc Trung ương Hội, cũng như các Hội địa phương vẫn hoàn thành tốt kế hoạch đề ra. Từ công tác củng cố tổ chức, mở rộng mạng lưới, hoạt động phản biện xã hội, truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng…và đặc biệt là công tác đối ngoại nhân dân, hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học. Phát huy thế mạnh về hoạt động phản biện xã hội của các chuyên gia trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường, Hội đã chủ động tập hợp đội ngũ chuyên gia thực hiện tốt các yêu cầu phản biện về các Luật BVMT, Luật Quy hoạch, Luật Đất đai, Luật Tàì nguyên nước, Luật Dầu khí, Luật về hoạt động các tổ chức Hội…Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương cũng đã đề ra nhiều nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2023, đặc biệt là chuẩn bị Văn kiện và công tác chuẩn bị cho Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII nhiệm kỳ 2023-2027 và kỷ niệm 35 năm thành lập.

9. Tuyên truyền nâng cao ý thức cộng đồng bảo vệ tài nguyên môi trường. Trong năm 2022, VACNE chủ trì, phối hợp tổ chức nhiều hoạt động truyền thông nâng cao ý thức cộng đồng bảo vệ tài nguyên môi trường. Cụ thể, đã cử nhiều chuyên gia tham hướng dẫn trong các lớp tập huấn liên quan đến công tác bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường và tổ chức các hoạt động truyền thông có liên quan.

 

 

Phạm Dung

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline