Hotline: 0941068156

Thứ năm, 29/05/2025 02:05

Tin nóng

Tổng thống Hungary: ‘Việt Nam sẽ tiếp tục đạt nhiều thành tựu, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới’

Hà Nội: Khẩn trương khắc phục sự cố phun trào bùn lầy tại phố Cát Linh

Thủ tướng đề nghị ASEAN và GCC đưa lĩnh vực tăng trưởng xanh trở thành trụ cột hợp tác mới

3 trọng tâm hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới và Tháng hành động vì môi trường

Cần thiết thực hưởng ứng Tuần lễ Biển, Hải đảo Việt Nam và Ngày Đại dương thế giới 2025

Việt Nam và Pháp tăng cường hợp tác những lĩnh vực hai bên có nhiều tiềm năng

Việt Nam – Pháp: Phát triển mối quan hệ đối tác để xây dựng một tương lai thịnh vượng

Hoàn tất sắp xếp cấp xã trước 15/7, cấp tỉnh trước 15/8

Thủ tướng Malaysia: Việt Nam đang trải qua những bước tiến lịch sử về kinh tế

Bắc Giang: Công bố tình huống khẩn cấp về sạt lở đất

Các địa phương cần chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, giảm thiểu tối đa thiệt hại

Trung tâm Di sản Thế giới: ‘Việt Nam là điển hình trong bảo tồn, phát huy giá trị di sản’

Quần thể thông hai lá dẹt ở Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giáo sư Phạm Ngọc Đăng – Nhà khoa học dành trọn tâm huyết nghiên cứu về tài nguyên, môi trường

Đắk Lắk: Linh sam sông Hinh hơn 100 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội nghị quán triệt Nghị quyết 66 và Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị về xây dựng, thi hành pháp luật và phát triển kinh tế tư nhân

[Phát triển kinh tế tư nhân] Nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ

Lai Châu: Sạt lở nghiêm trọng tại công trường thủy điện khiến nhiều người thương vong

3 trụ cột chính trong quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan: Thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước lên tầm cao mới

Thứ năm, 29/05/2025

[78 năm Ngày Quốc khánh 2/9] Từ kém phát triển, Việt Nam nỗ lực từng bước trở thành nước đang phát triển có thu nhập cao

Thứ sáu, 01/09/2023 12:09

TMO - Kinh tế-xã hội trong 6 tháng đầu năm 2023 đã đạt được những kết quả tích cực, kinh tế vĩ mô ổn định, các cân đối lớn được đảm bảo, lạm phát được kiểm soát ở mức phù hợp. Mặc dù tăng trưởng GDP đạt 3,72% (do vẫn bị ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 toàn cầu), chỉ cao hơn tốc độ tăng 1,74% của 6 tháng đầu năm 2020 trong giai đoạn 2011-2023, tuy nhiên, trong bối cảnh khó khăn, thách thức của kinh tế-xã hội toàn cầu, tăng trưởng 3,72% được cho là điểm sáng đối với nền kinh tế Việt Nam.

1945 – 1954, đây là giai đoạn đầu tiên xây dựng chế độ kinh tế mới ở Việt Nam và là giai đoạn khó khăn nhất. Cùng với nhiệm vụ thực hiện cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chúng ta đã thực hiện chuyển nền kinh tế tàn tích thực dân, phong kiến và thấp kém thành nền kinh tế dân chủ, độc lập phục vụ nhu cầu kháng chiến và kiến quốc.

Đến giai đoạn 1955 – 1975, ở giai đoạn này đất nước bị chia cắt, do vậy nền kinh tế của hai miền cũng khác nhau. Kinh tế miền Bắc giai đoạn 1955 - 1975 thực hiện nhiều nhiệm vụ: thời kỳ 1955-1957 là thời kỳ khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, tiếp tục hoàn thành cải cách ruộng đất, tạo cơ sở kinh tế và chính trị vững chắc đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội; thời kỳ 1958 - 1960 thực hiện nhiệm vụ cải tạo xã hội chủ nghĩa nền kinh tế; thời kỳ 1961 - 1975 thực hiện đường lối phát triển kinh tế trong bối cảnh miền Bắc có chiến tranh. Còn nền kinh tế miền Nam từ năm 1945 đến năm 1975 phụ thuộc hoàn toàn vào viện trợ Mỹ nhưng hết sức yếu ớt, trống rỗng.

Giai đoạn 1976 - 1985, Tổ quốc thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, công cuộc cải tạo, xây dựng và phát triển kinh tế trở thành nhiệm vụ hàng đầu của toàn Đảng, toàn dân ta. Nhân dân sôi nổi thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ hai (1976 - 1980) và kế hoạch 5 năm lần thứ ba (1981 - 1985). Mặc dù đạt được một số thành tựu nhưng nhìn chung nền kinh tế nước ta thời kỳ trước đổi mới có nhiều hạn chế, thậm chí có những dấu hiệu khủng hoảng.

Từ năm 1986, thực hiện đường lối đổi mới đất nước, chúng ta đạt được những thành tựu bước đầu rất quan trọng. Đến năm 1995, hầu hết các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm (1991 - 1995) hoàn thành vượt mức, sự nghiệp đổi mới đã đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, tạo được những tiền đề cần thiết để chuyển sang thời kỳ phát triển mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của 10 năm 1990 - 2000 đạt 7,5%.

Giai đoạn 2006 - 2010, nền kinh tế nước ta vượt qua nhiều khó khăn, thách thức. Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, duy trì được tốc độ tăng trưởng khá, tiềm lực và quy mô nền kinh tế tăng nhanh, nước ta đã ra khỏi tình trạng kém phát triển. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm đạt 7%. Quy mô tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2010 đạt 101,6 tỉ USD (gấp 3,26 lần so với năm 2000).

Giai đoạn 2011 - 2020, kinh tế vĩ mô duy trì ổn định vững chắc, lạm phát được kiểm soát và duy trì ở mức thấp tạo môi trường và động lực cho phát triển kinh tế - xã hội. Giai đoạn 2011 - 2015, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt bình quân 5,9%/năm; giai đoạn 2016 - 2020 ước đạt 6,8%/năm. Dự trữ ngoại hối tăng từ 12,4 tỉ USD năm 2010 lên trên 80 tỉ USD vào năm 20202.

Sức cạnh tranh của nền kinh tế được nâng lên rõ rệt: Năm 2013 - 2014 nền kinh tế Việt Nam đứng thứ 70/148 quốc gia trong bảng xếp hạng. Năm 2019, năng lực cạnh tranh toàn cầu (GCI) của Việt Nam tăng 10 bậc so với năm 2018, đứng thứ 67/141 nền kinh tế. Chỉ số môi trường kinh doanh của Việt Nam năm 2019 tăng 8 bậc so với năm 2015, xếp thứ 70/190 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Năm 2021, đây là thời điểm Việt Nam và thế giới chịu tổn thất nặng nề từ đại dịch Covid-19, mọi hoạt động kinh tế-xã hội trong thời điểm này bị đình trệ, bức tranh phát triển kinh tế toàn cầu xuất hiện nhiều “khoảng tối”. Tuy nhiên với chủ trương, định hướng đúng đắn của Đảng và nhiều giải pháp phù hợp ứng phó của Chính phủ, tăng trưởng GDP vẫn đạt 2,58%. Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,9%, đóng góp 13,97% vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của nền kinh tế; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 4,05%, đóng góp 63,80%; khu vực dịch vụ tăng 1,22%, đóng góp 22,23%. Khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục là động lực tăng trưởng của toàn nền kinh tế với tốc độ tăng 6,37%, đóng góp 1,61 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế. Với kết quả này, Việt Nam được quốc tế đánh giá là điểm sáng trong khu vực và toàn cầu nhờ áp dụng các giải pháp ứng phó linh hoạt trong bối cảnh đại dịch Covid-19 hoành hành.

Năm 2022, mặc dù vẫn bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam trong năm 2022 đã có sự phục hồi mạnh mẽ, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát trong tầm kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm. Môi trường đầu tư kinh doanh cải thiện góp phần tích cực cho phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội, tạo được sự tin tưởng, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp. Một số ngành đã có mức tăng trưởng cao hơn năm trước khi có dịch Covid-19. GDP năm 2022 ước tính tăng 8,02%, đạt mức tăng cao nhất kể từ năm 2011 do nền kinh tế đã khôi phục trở lại. Trong mức tăng của tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, khu vực công nghiệp và xây dựng và khu vực dịch vụ đều có sự tăng trưởng đáng kể, lần lượt là: 3,36%; 7,78% và 9,99%.

Những kết quả nêu trên cho thấy, với chủ trương, đường lối, chính sách đúng đắn của Đảng, sự nhanh nhạy, linh hoạt trong điều hành của Chính phủ, Việt Nam đã và đang nỗ lực vượt qua mọi khó khăn trong phát triển kinh tế-xã hội, từng bước khẳng định vai trò, vị trí đối với nền kinh tế khu vực và trên toàn thế giới./.

 

 

QUỐC DŨNG

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline