Hotline: 0941068156

Thứ năm, 28/11/2024 10:11

Tin nóng

25 tác phẩm xuất sắc được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Hội nghị Ban Chấp hành 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội

Hoà Bình: 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đa cổ thụ ở Phú Xuyên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Thứ năm, 28/11/2024

3 lĩnh vực lợi thế phát triển vùng đồng bằng sông Hồng

Thứ năm, 28/11/2024 08:11

TMO – Nhờ hệ thống, hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại, tính kết nối cao, công nghiệp được xác định là một trong những lợi thế phát triển của vùng đồng bằng sông Hồng. 

Vùng đồng bằng sông Hồng gồm 11 tỉnh, thành phố: Thành phố Hà Nội, thành phố Hải Phòng, các tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam và Ninh Bình. Phía Bắc, Đông Bắc và phía Tây, Tây Nam giáp vùng trung du và miền núi phía Bắc; phía Nam giáp vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung; phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ. Vùng đồng bằng sông Hồng là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng, là động lực phát triển hàng đầu, có vai trò dẫn dắt quá trình cơ cấu lại nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng của đất nước để tạo đột phá phát triển nhanh, bền vững. Do đó, việc phát triển vùng cần ưu tiên thúc đẩy phát triển các ngành, lĩnh vực tiềm năng, lợi thế.

Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 xác định rõ phương hướng phát triển 3 ngành, lĩnh vực lợi thế của vùng là công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp.

Sản xuất công nghiệp, dịch vụ được xác định là thế mạnh của vùng. Ảnh minh họa.

Theo đó, với công nghiệp, sẽ phát triển nền công nghiệp công nghệ cao, tập trung vào chế biến, chế tạo. Đẩy nhanh quá trình đổi mới công nghệ, xây dựng nền công nghiệp vững mạnh với năng lực sản xuất mới, tự chủ, khả năng thích ứng công nghệ cao, làm chủ công nghệ lõi, công nghệ nền. Ưu tiên công nghiệp cơ điện tử, chíp bán dẫn, chế tạo phần mềm, sản phẩm công nghệ số, trí tuệ nhân tạo, sản xuất robot. Phát triển công nghiệp bán dẫn, sản xuất và thiết kế chíp, vi mạch điện tử, sản xuất linh kiện, thiết bị điện tử tập trung chủ yếu tại Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Phòng, Hải Dương;

Tập trung phát triển cụm liên kết ngành dọc theo vành đai 4, vành đai 5 và các hành lang kinh tế. Thúc đẩy phát triển mạnh công nghiệp chế biến sâu, chất lượng cao các sản phẩm nông nghiệp. Phát triển đồng bộ chuỗi cung ứng sản phẩm từ sản xuất nguyên liệu, phụ liệu đầu vào đến thiết kế mẫu mã, sản xuất hoàn thiện sản phẩm cuối cùng và tiếp thị sản phẩm ra quốc tế; Phát triển công nghiệp vật liệu cơ bản, vật liệu mới, tập trung chủ yếu tại Hải Phòng, Hải Dương và các khu kinh tế ven biển. Phát triển mạnh công nghiệp hóa dược, mỹ phẩm trở thành trung tâm công nghiệp hóa mỹ phẩm hàng đầu cả nước. Đẩy mạnh hình thành các cụm liên kết sản xuất ô tô tập trung chủ yếu tại Hải Phòng, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Ninh Bình. Di dời và mở rộng phát triển các nhà máy thâm dụng lao động, các cơ sở công nghiệp dệt may, da giày ra khỏi vùng động lực về khu vực phía Nam sông Hồng.

Với lĩnh vực dịch vụ, sẽ phát triển vùng trở thành trung tâm dịch vụ hiện đại theo chuẩn mực quốc tế và đa dạng loại hình dịch vụ của cả nước và khu vực Đông Nam Á, trong đó Thủ đô Hà Nội trở thành trung tâm dịch vụ tài chính - ngân hàng hiện đại, thương mại, dịch vụ, du lịch chất lượng cao mang tầm khu vực và quốc tế; thành phố Hải Phòng trở thành trung tâm logistics quốc tế hiện đại; Quảng Ninh trở thành trung tâm du lịch kết nối khu vực và quốc tế. Tăng cường tính kết nối của các trung tâm tài chính với các tuyến hành lang kinh tế.

Phát triển hệ thống phân phối hàng hóa đủ sức tham gia vào mạng lưới phân phối toàn cầu, từng bước tăng cường xuất khẩu hàng hóa thương hiệu vùng đến các cơ sở bán lẻ ở ngoài nước. Phát triển thương mại điện tử, các loại hình thương mại dựa trên nền tảng số hóa. Phát triển các kênh, luồng lưu thông hàng hóa giữa thành thị và nông thôn; hình thành các trục thương mại lớn, hành lang kinh tế Bắc - Nam (Lạng Sơn - Hà Nội - Ninh Bình); hành lang kinh tế Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; vành đai kinh tế ven biển Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh.

Đẩy mạnh phát triển dịch vụ du lịch, nhất là du lịch văn hóa, lịch sử, tín ngưỡng, sinh thái, nghỉ dưỡng. Hình thành các khu du lịch đặc trưng riêng như khu vực trung tâm bao gồm Thủ đô Hà Nội và phụ cận; khu vực Duyên hải Đông Bắc gồm Hải Phòng - Quảng Ninh với hạt nhân là Vịnh Lan Hạ - Hạ Long - Bái Tử Long; khu vực Nam sông Hồng với hạt nhân là Chùa Hương, Tam Chúc, Tràng An - Bái Đính.

Tập trung phát triển các dịch vụ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo; dịch vụ giáo dục, đào tạo; dịch vụ y tế, logistics chất lượng cao đáp ứng nhu cầu phát triển của vùng và cả nước. Phát triển các khu giáo dục - đào tạo tập trung, dịch vụ y tế chất lượng cao tại Thủ đô Hà Nội và vùng phụ cận. Phát triển toàn diện, đồng bộ, hiện đại dịch vụ văn hóa, dịch vụ xã hội; xây dựng các sản phẩm, công nghiệp văn hóa đặc trưng của nền văn minh sông Hồng; nâng cấp một số bảo tàng lớn, nhà hát, trung tâm điện ảnh tại Hà Nội và các đô thị lớn trong vùng. Bảo tồn phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, nâng cao chất lượng hiệu quả sáng tạo giá trị văn hóa mới; từng bước thu hẹp khoảng cách về hưởng thụ văn hóa giữa thành thị và nông thôn.

Người dân Hải Dương thu hoạch cà rốt.

Với ngành nông nghiệp, nông nghiệp vùng phát triển kinh tế nông nghiệp hiệu quả, bền vững, sinh thái theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, hữu cơ, tuần hoàn và giá trị cao gắn với xây dựng nông thôn mới hiện đại, nông dân văn minh; phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với phát triển công nghiệp, dịch vụ, du lịch, tạo việc làm tại chỗ, nâng cao thu nhập cho cư dân nông thôn và thúc đẩy quá trình đô thị hóa. Tổ chức lại sản xuất, cơ cấu lại cây trồng, vật nuôi để hình thành các khu sản xuất nông nghiệp tập trung quy mô lớn, hiệu quả.

Bảo đảm diện tích đất trồng lúa để đáp ứng an ninh lương thực của vùng, quốc gia và một phần cho xuất khẩu, bảo đảm sản lượng lúa ít nhất trên 4,8 triệu tấn/năm; ưu tiên phát triển sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao, đến năm 2030, tỷ lệ lúa chất lượng cao đạt 65% trở lên. Mở rộng diện tích rau, củ, quả thực phẩm vụ đông, ôn đới chất lượng cao, an toàn, nhất là trồng rau, củ, quả, hoa, nấm ăn, cây dược liệu ứng dụng công nghệ cao; tăng diện tích sản xuất rau quả chất lượng cao, an toàn, có truy xuất nguồn gốc và diện tích trồng hoa ứng dụng công nghệ cao.

Phát triển sản xuất rau quả tập trung theo hướng ứng dụng công nghệ cao, quy mô lớn tại Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nam và khu vực ngoại thành thành phố Hà Nội; sản xuất cây dược liệu tập trung tại Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình; sản xuất hoa ứng dụng công nghệ cao tập trung tại Quảng Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định và ngoại thành Hà Nội. Phát triển chăn nuôi lợn theo hướng trang trại, gia trại, khu chăn nuôi hợp tác xã có cơ sở vật chất, trang thiết bị chăn nuôi phù hợp, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ nuôi hiện đại đáp ứng an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường. Phát triển chăn nuôi trâu, bò, nhất là bò thịt chất lượng cao và chăn nuôi bò sữa gắn với chế biến; phát triển các vùng chăn nuôi lợn hàng hóa và cho chế biến công nghiệp tập trung tại Vĩnh Phúc, Thái Bình, Nam Định, Hưng Yên, khu vực ngoại thành Hà Nội.

Phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng sinh thái, ứng dụng công nghệ cao, chủ yếu mở rộng diện tích nuôi thủy sản, đặc sản nội đồng trong đất liền và diện tích nuôi thủy sản trên biển, vùng đảo tại các khu vực phù hợp, tập trung vào các sản phẩm cá nước ngọt có giá trị hàng hóa cao và các hải sản có giá trị xuất khẩu, chế biến. Phát triển các vùng nuôi thủy sản nước ngọt tập trung ở các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Hải Dương, Hưng Yên, Ninh Bình. Ổn định diện tích nuôi thủy sản nước mặn, nước lợ vùng bờ ở các địa phương ven biển; mở rộng diện tích nuôi thủy sản sinh thái trên biển, vùng đảo ở Quảng Ninh, Hải Phòng. Củng cố, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng dịch vụ hậu cần nghề cá ngư trường vịnh Bắc Bộ, mở rộng phát triển mạng lưới các trung tâm, cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá ở vùng đảo thuộc Quảng Ninh, Hải Phòng. Đẩy nhanh xây dựng phát triển trung tâm nghề cá vùng ở Hải Phòng đáp ứng yêu cầu phát triển, hiện đại hóa ngành khai thác thủy sản vùng.

 

LÝ LAN

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline