Hotline: 0941068156
Thứ tư, 27/11/2024 05:11
Thứ hai, 11/03/2024 18:03
TMO - Chủ dự án đầu tư, cơ sở có trách nhiệm ban hành và tổ chức thực hiện Kế hoạch ứng phó sự cố chất thải phù hợp với nội dung phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc giấy phép môi trường.
Theo đó, Kế hoạch quốc gia ứng phó sự cố chất thải giai đoạn 2023-2030 nêu rõ 3 cấp ứng phó sự cố chất thải.
Cụ thể, cấp Trung ương (cấp quốc gia): Do Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tham mưu giúp Thủ tướng Chính phủ và trực tiếp chỉ đạo, điều hành ứng phó, khắc phục hậu quả. Cấp tỉnh: Do UBND cấp tỉnh trực tiếp chỉ huy, chỉ đạo các Lực lượng ứng phó, khắc phục hậu quả. cấp huyện, cấp cơ sở: Do UBND cấp huyện, chủ cơ sở trực tiếp chỉ huy, chỉ đạo lực lượng ứng phó, khắc phục hậu quả.
(Ảnh minh họa)
Về ban hành Kế hoạch ứng phó sự cố chất thải: Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn xây dựng Kế hoạch quốc gia ứng phó sự cố chất thải. UBND cấp tỉnh ban hành Kế hoạch ứng phó sự cố chất thải cấp tỉnh; UBND cấp huyện ban hành Kế hoạch ứng phó sự cố chất thải cấp huyện. Chủ dự án đầu tư, cơ sở có trách nhiệm ban hành và tổ chức thực hiện Kế hoạch ứng phó sự cố chất thải phù hợp với nội dung phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc giấy phép môi trường.
Theo Kế hoạch ứng phó sự cố chất thải cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện được xây dựng, ban hành theo chu kỳ 05 năm và được cập nhật, điều chỉnh, bổ sung hàng năm, khi có sự thay đổi các điều kiện dẫn đến thay đổi về nội dung, làm tăng quy mô, vượt quá khả năng ứng phó so với phương án trong Kế hoạch.
Quy chế ứng phó sự cố chất thải, sự cố chất thải được phân thành 4 loại, tương ứng với 4 cấp độ khác nhau. Theo đó, Sự cố mức độ thấp (Sự cố trong phạm vi của cơ sở và trong khả năng tự ứng phó của cơ sở; Sự cố không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này, có phạm vi ảnh hưởng trong địa giới hành chính của một huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Sự cố mức độ trung bình (là sự cố không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, có phạm vi ảnh hưởng trong địa giới hành chính của một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Sự cố mức độ cao (có phạm vi ảnh hưởng trên địa giới hành chính của hai tỉnh trở lên). Sự cố mức độ thảm họa (là sự cố đặc biệt nghiêm trọng, có ảnh hưởng lớn đến quốc phòng, an ninh, ngoại giao. Việc ứng phó sự cố mức độ thảm họa được thực hiện theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp).
HẢI YẾN
Bình luận