Hotline: 0941068156

Thứ tư, 16/07/2025 02:07

Tin nóng

Đề xuất điều chỉnh thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay

Đề án lúa chất lượng cao phát thải thấp: Tăng năng suất và thu nhập, giảm phân bón hóa học

Tăng trách nhiệm người đứng đầu địa phương về bảo vệ môi trường

3 Chương trình mục tiêu quốc gia giúp thu hẹp khoảng cách giữa khu vực nông thôn và thành thị

Một số dịch bệnh truyền nhiễm có nguy cơ gia tăng

Lộ trình hạn chế phương tiện cá nhân di chuyển trong nội thành Hà Nội

Cần quyết liệt hơn trong chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam thống nhất định hướng NCKH trong giai đoạn mới

Xóa nhà tạm, nhà dột nát: Hoàn thành sớm hơn 5 năm so với kế hoạch đề ra

Điều chỉnh giá vé tuyến đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội và Cát Linh – Hà Đông

Cuối năm 2026 phải hoàn thành giải phóng mặt bằng phục vụ thi công 2 dự án đường sắt

OCOP - Cơ hội để các quốc gia châu Á và châu Phi học hỏi kinh nghiệm

Tập trung xử lý ô nhiễm môi trường không khí, ô nhiễm các dòng sông ở Hà Nội

Bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu và dịch bệnh là nền tảng của mọi chính sách phát triển

Đưa Hải Phòng trở thành một cực tăng trưởng năng động, hiện đại, xanh và bền vững

BRICS và các nước phương Nam cần đẩy mạnh hợp tác giữa các nước phát triển và đang phát triển

Khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ cháy làm 8 người thiệt mạng ở TP. HCM

Cư xá ở TP. HCM bốc cháy dữ dội trong đêm, nhiều người thiệt mạng

Dự báo xuất khẩu sầu riêng tươi khả năng phục hồi từ tháng 8/2025

Chuyên gia của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tư vấn kỹ thuật cứu Cây Di sản gãy đổ

Thứ tư, 16/07/2025

2024 được xem là năm nóng nhất lịch sử

Thứ tư, 11/12/2024 06:12

TMO - Thông tin từ Cơ quan giám sát khí hậu châu Âu, năm 2024 là năm nóng nhất trong lịch sử được ghi nhận. Đặc biệt, mức nhiệt cao bất thường dự kiến sẽ tiếp tục kéo dài đến đầu năm 2025.

Theo Cơ quan giám sát khí hậu châu Âu (Copernicus), nắng nóng bất thường chưa từng có đã đẩy nhiệt độ trung bình toàn cầu lên cao trong giai đoạn từ tháng 1-11/2024, đặc biệt vượt lên cả các mốc nhiệt cao kỷ lục ghi nhận vào năm 2023.

Cụ thể, vào tháng 11 năm nay, nhiệt độ toàn cầu trung bình là 14,10 độ C (57,38 độ F). Nhiệt độ trung bình toàn cầu của năm ngoái là 14,98 độ C (59 độ F). Tính đến tháng 11/2024, nhiệt độ trung bình toàn cầu của năm nay cao hơn 0,14 độ C (32 độ F) so với cùng kỳ năm ngoái.

Bên cạnh đó Copernicus nhấn mạnh năm 2024 "chắc chắn" là năm nóng nhất được ghi nhận từ trước đến nay và là năm đầu tiên vượt "lằn ranh đỏ" vốn được vạch ra trong việc bảo vệ hành tinh khỏi tình trạng quá nóng đến mức nguy hiểm. Trong bản tin hằng tháng, Copernicus nêu rõ: “Tại thời điểm này, chắc chắn rằng năm 2024 sẽ là năm nóng nhất được ghi nhận."

Cũng theo cơ quan trên, căn cứ dữ liệu tạm thời về mức tăng gần 1,6 độ C, năm 2024 còn là năm dương lịch đầu tiên có nền nhiệt trung bình cao hơn 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp (từ năm 1850-1900) khi nhân loại bắt đầu sử dụng lượng lớn nhiên liệu hóa thạch.

Tuyên bố của Copernicus phản ánh một năm mà các nước giàu và nghèo đều phải hứng chịu nhiều thiên tai nghiêm trọng do biến đổi khí hậu xuất phát từ nguyên nhân con người. Thời tiết khắc nghiệt đã ảnh hưởng đến toàn thế giới vào năm 2024, bao gồm hạn hán nghiêm trọng ở Italia và Nam Mỹ; lũ lụt gây thương vong ở Nepal, Sudan và châu Âu; đợt nắng nóng ở Mexico, Mali và Saudi Arabia khiến hàng nghìn người thiệt mạng và các trận siêu bão thảm khốc xảy ra ở Mỹ và Philippines cũng như một số nước khác.

Nắng nóng đã khiến nhiều dòng sông trên thế giới bị khô kiệt nước. (Ảnh minh hoạ). 

Nhà khoa học Julien Nicolas tại Copernicus nhận định năm 2025 sẽ bắt đầu với nhiệt độ toàn cầu “ở mức gần kỷ lục” và điều này có thể kéo dài trong vài tháng tới. Các nhà khoa học cho biết rủi ro của biến đổi khí hậu tăng lên theo từng phần của một mốc nhiệt nhất định và việc vượt ngưỡng 1,5 độ C trong thời gian kéo dài hàng thập kỷ sẽ gây nguy hiểm lớn cho hệ sinh thái cũng như xã hội loài người. Theo Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, 195 quốc gia trên thế giới đã nhất trí cố gắng duy trì nền nhiệt của Trái Đất ấm lên không quá ngưỡng an toàn là 1,5 độ C.

Phó Giám đốc Dịch vụ Biến đổi Khí hậu Copernicus Samantha Burgess nhấn mạnh rằng chỉ một năm nhiệt độ trên 1,5 độ C không có nghĩa là các quốc gia đã vi phạm Hiệp định Paris nói trên nhưng con số này đồng nghĩa những hành động nhằm bảo vệ khí hậu đang trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.

Hiện khí thải từ nhiên liệu hóa thạch tiếp tục tăng bất chấp cam kết toàn cầu nhằm đưa thế giới tránh sử dụng than đá, dầu mỏ và khí đốt. Khi bị đốt cháy, nhiên liệu hóa thạch giải phóng khí nhà kính làm tăng nhiệt độ toàn cầu, với lượng nhiệt dư thừa bị giữ lại trong đại dương và khí quyển. Tình trạng đó làm gián đoạn các mô hình khí hậu và chu trình nước, đồng thời khiến thời tiết khắc nghiệt xảy ra thường xuyên và khốc liệt hơn.

Trước đó, vào tháng 10, Liên hợp quốc cho biết với hướng hành động về khí hậu hiện nay, nhân loại sẽ dẫn đến hiện tượng nóng lên thảm khốc 3,1 độ C. Các nước đang phát triển đặc biệt dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu và đến năm 2035 sẽ cần 1.300 tỷ USD mỗi năm hỗ trợ từ bên ngoài cho quá trình chuyển đổi năng lượng và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Các nhà khoa học cảnh báo, năm 2025 có thể bắt đầu với nhiệt độ toàn cầu ở mức gần kỷ lục và xu hướng này dự kiến kéo dài trong những tháng tới. Đáng lo ngại, khí thải từ việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch vẫn gia tăng, bất chấp những cam kết toàn cầu nhằm giảm thiểu than đá, dầu mỏ và khí đốt, để đưa thế giới về mức phát thải thấp hơn.

 

 

Hoàng Tuấn

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline