Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 19/05/2024 04:05

Tin nóng

Thêm 50 cây cổ thụ trên cả nước đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ nhật, 19/05/2024

Quảng Bình: Tiếp nhận 2 cá thể động vật hoang dã quý hiếm từ người dân

Chủ nhật, 05/05/2024 18:05

TMO - Trung tâm Cứu hộ, Bảo tồn và Phát triển sinh vật (Ban Quản lý Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình) vừa tiếp nhận cá thể mèo rừng và khỉ mốc quý hiếm do người dân tự nguyện giao nộp để chăm sóc, nuôi dưỡng, huấn luyện phục hồi tập tính hoang dã trước khi thả về môi trường tự nhiên.

Cụ thể, ngày 3/5, Trung tâm Cứu hộ, Bảo tồn và Phát triển sinh vật (Trung tâm) tiếp nhận 1 cá thể mèo rừng (Prionailurus bengalensis) có trọng lượng 1,7 kg do gia đình ông Nguyễn Văn Chung (xã Lý Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình) tự nguyện giao nộp. Trước đó, ngày 23/4, Trung tâm phối hợp với Hạt Kiểm lâm huyện Bố Trạch tiếp nhận 1 cá thể khỉ mốc (Macaca assamensis) do gia đình ông Phan Văn Tuyến (thôn 9, xã Bắc Trạch, huyện Bố Trạch) tự nguyện giao nộp. Tại thời điểm tiếp nhận, cá thể khỉ mốc có trọng lượng 7 kg. 

Cá thể mèo rừng được người dân tự nguyện giao nộp. Ảnh: VL. 

Trung tâm phối hợp với Hạt Kiểm lâm huyện Bố Trạch tiếp nhận khỉ mốc từ người dân tự nguyện giao nộp. Ảnh: VL.

Mèo rừng và khỉ mốc là loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm IIB theo quy định tại Nghị định số 84/2021/NĐ-CP của Chính phủ về Quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp. Các cá thể mèo rừng và khỉ mốc này sau khi được tiếp nhận sẽ được Trung tâm chăm sóc, nuôi dưỡng và huấn luyện phục hồi tập tính hoang dã trước khi thả về môi trường tự nhiên.  

Được biết, Trung tâm Cứu hộ, Bảo tồn và Phát triển sinh vật có chức năng chủ yếu là tập trung vào công tác cứu hộ và phát triển động vật hoang dã. Các cá thể được cứu hộ chủ yếu gồm: cầy vòi hương, voọc Hà Tĩnh, chà vá chân nâu, khỉ đuôi lợn, khỉ mặt đỏ, khỉ vàng, diều hoa Miến Điện… Từ đầu năm 2024 đến nay, Trung tâm đã tiếp nhận 20 cá thể động vật trong đó tự nguyện giao nộp từ người dân 9 cá thể, chuyển giao 11 cá thể. Hiện Trung tâm đang cứu hộ, nuôi bảo tồn và chăm sóc 89 cá thể.

 

 

Nguyễn Hoàng 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline