Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 29/03/2024 08:03

Tin nóng

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Giờ Trái đất 2024: Lan tỏa thông điệp “Tiết kiệm điện – Thành thói quen”

Hà Nội: 2 bách xanh cổ thụ hơn 300 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đề xuất 3 nhóm nội dung Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025

Hải Dương: Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bàng cổ thụ trên 100 năm ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 29/03/2024

Xúc động chương trình nghệ thuật "Cõi thiêng Đồng Lộc"

Thứ bảy, 23/07/2022 11:07

TMO- Nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ, tối 22/7, tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Ngã ba Đồng Lộc (tỉnh Hà Tĩnh) đã diễn ra chương trình nghệ thuật "Cõi thiêng Đồng Lộc – Cõi thiêng đất nước”.  

Chương trình cũng là hoạt động thiết thực hướng đến kỷ niệm 54 năm Chiến thắng Đồng Lộc gắn với tưởng niệm 54 năm ngày hy sinh của 10 nữ liệt sĩ thanh niên xung phong (TNXP), 24/7/1968 - 24/7/2022. Chương trình nghệ thuật “Cõi thiêng Đồng Lộc” là hoạt động thường niên do Báo Nhân Dân, Tạp chí Cộng sản, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và tỉnh Hà Tĩnh phối hợp tổ chức.

Tham dự chương trình có ông Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận trung ương; ông Vũ Đức Đam, Phó Thủ tướng Chính phủ.

Chương trình có sự tham gia đông đảo của các cựu thanh niên xung phong trong những năm tháng đấu tranh khốc liệt 

Tham dự chương trình còn có Mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (LLVTND), thân nhân các liệt sĩ, đại diện các gia đình có công và đông đảo bà con nhân dân Hà Tĩnh.

Phát biểu khai mạc, ông Lê Quốc Minh, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương cho biết, chương trình được tổ chức tại Ngã ba Đồng Lộc, nơi chiều 24/7/1968, 10 nữ TNXP ngã xuống lòng đất mẹ ở tuổi đời con gái trắng trong. "Máu xương của các chị, của các anh hùng nghĩa liệt đã góp phần làm nên chiến thắng, làm nên cuộc sống an lành, hạnh phúc hôm nay, mà không lúc nào, không ai có thể cho phép mình quên đi điều đó", ông Minh xúc động chia sẻ.

Ông Lê Quốc Minh cũng khẳng định, chương trình nghệ thuật “Cõi thiêng Đồng Lộc” năm nay là một điểm nhấn trong hoạt động đền ơn đáp nghĩa trong cả nước; một sự kiện có ý nghĩa khơi dậy lòng tự hào, phát huy truyền thống anh hùng, truyền thống cách mạng trong thế hệ trẻ và nhân dân cả nước. 

Theo tư liệu lịch sử, từ tháng 4/1965 đến tháng 10/1968, không quân Mỹ tập trung nhiều phương tiện chiến đấu đánh vào Đồng Lộc 1.863 lần, với gần 50.000 quả bom các loại. Bình quân 1 m2 đất hứng chịu ít nhất 3 quả bom.

Dưới mưa bom, bão đạn của kẻ thù, đã có hơn 16 nghìn người thuộc các lực lượng kiên cường bám trụ, mưu trí dũng cảm, chiến đấu với quyết tâm sắt đá “sống bám cầu, bám đường, chết kiên cường dũng cảm”, “tim có thể ngừng đập, nhưng đường phải thông”, “xe chưa qua nhà không tiếc”, “Tất cả vì miền Nam ruột thịt”.

Ông Nguyễn Xuân Thắng - Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

Tại chương trình, ông Nguyễn Xuân Thắng, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh biểu dương và đánh giá cao các cơ quan, đơn vị và tỉnh Hà Tĩnh đã phối hợp tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt “Cõi thiêng Đồng Lộc”. Đây là hoạt động có ý nghĩa thiết thực, thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây” của dân tộc. Ông đánh giá cao kết quả phát triển kinh tế xã hội và chăm lo các gia đình chính sách, người có công, các hộ nghèo, hoàn cảnh khó khăn trong thời gian qua ở Hà Tĩnh.

Đặc biệt năm 2021 - 2022, giữa bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, nhưng cấp ủy, chính quyền tỉnh Hà Tĩnh đã huy động được hàng trăm tỉ đồng, hỗ trợ xây dựng gần 50 nhà văn hóa cộng đồng, kết hợp tránh trú bão lũ; gần 3.500 nhà ở kiên cố cho người có công, hộ nghèo và các đối tượng chính sách.

“Hà Tĩnh phải tiếp tục quan tâm, thực hiện thật tốt phong trào đền ơn đáp nghĩa, chăm lo các gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, các gia đình có công với cách mạng”, ông Thắng nhấn mạnh.

Rất nhiều cựu TNXP xúc động trước các hoạt cảnh tái hiện lại những năm tháng mưa bom bão đạn. 

Tại buổi lễ, Ban tổ chức đã trao hỗ trợ làm nhà thân nhân liệt sĩ, trao sổ tiết kiệm cho thân nhân 10 nữ thanh niên xung phong Ngã ba Đồng Lộc và trao học bổng cho học sinh nghèo vượt khó.

Cuối chương trình là màn trình diễn nghệ thuật đặc sắc với chủ đề “Cõi thiêng Đồng Lộc”, tái hiện những năm tháng chiến đấu, hy sinh của 10 cô gái TNXP và các anh hùng, liệt sĩ tại Ngã ba Đồng Lộc. Đặc biệt vở kịch “Những bông hoa bất tử” diễn tả lại cuộc sống, công việc hằng ngày gỡ bom của các nữ thanh niên xung phong Đồng Lộc khiến nhiều người tham dự xúc động.

Một tiết mục xúc động trong chương trình nghệ thuật "Cõi thiêng Đồng Lộc". Chương trình có sự tham gia đông đảo của các cựu thanh niên xung phong trong những năm tháng đấu tranh khốc liệt  

Chương trình nghệ thuật " Cõi thiêng Đồng Lộc" cũng là dịp nhằm thể hiện lòng biết ơn đối với công lao to lớn của các anh hùng, liệt sĩ, thương bệnh binh, các cựu TNXP, dân công hỏa tuyến, Mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, các gia đình liệt sĩ… đã hy sinh vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Đồng thời, thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc; góp phần tăng cường giáo dục truyền thống cách mạng và trách nhiệm của các thế hệ, nhất là thế hệ trẻ đối với quê hương đất nước.

 

 

Ngọc Ấn

(Phóng viên khu vực Bắc miền Trung)

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline