Hotline: 0941068156

Thứ ba, 08/07/2025 05:07

Tin nóng

BRICS và các nước phương Nam cần đẩy mạnh hợp tác giữa các nước phát triển và đang phát triển

Khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ cháy làm 8 người thiệt mạng ở TP. HCM

Cư xá ở TP. HCM bốc cháy dữ dội trong đêm, nhiều người thiệt mạng

Dự báo xuất khẩu sầu riêng tươi khả năng phục hồi từ tháng 8/2025

Chuyên gia của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tư vấn kỹ thuật cứu Cây Di sản gãy đổ

Vi phạm về môi trường trong 6 tháng đầu năm giảm mạnh

Tăng trưởng 6 tháng đầu năm đạt 7,52%

10 nổi bật về kinh tế-xã hội trong 6 tháng đầu năm 2025

Tăng trưởng 6 tháng đầu năm có thể đạt trên 7,5% đến 7,6%, cao nhất trong gần 20 năm

Ra mắt các nền tảng số phục vụ triển khai Nghị quyết 57 về phát triển khoa học công nghệ

Nghị quyết 57 có ý nghĩa chiến lược, định hình con đường phát triển nhanh và bền vững

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc làm Trưởng Ban Chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp

Mức giá điện gió ngoài khơi tối đa từ hơn 3.000 đến gần 4.000 đồng/kWh

Tiếp tục phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc để tạo nên một khối thống nhất bền chặt

Danh sách Bí thư, Chủ tịch 23 tỉnh, thành mới sau sáp nhập

Công bố sáp nhập đơn vị hành chính và chỉ định nhân sự

Tiếp tục phát động, triển khai tích cực các phong trào thi đua yêu nước

Hà Nội cắt tỉa cây xanh bảo đảm an toàn mùa mưa bão

Ứng phó mưa lớn: Chủ động rà soát, di dời hộ dân ra khỏi khu vực nguy hiểm

UNESCO ấn tượng về thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam

Thứ ba, 08/07/2025

Xuất khẩu thủy sản kỳ vọng phục hồi vào nửa cuối năm

Thứ năm, 06/07/2023 07:07

TMO - Ngành thuỷ sản Việt Nam tiếp tục suy giảm trong tháng 6, đặt ra nhiều thách thức cho các doanh nghiệp chế biến, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cá tra, tôm - hai mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong thuỷ sản Việt Nam. 

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản trong tháng 6/2023 ước đạt gần 800 triệu USD, giảm 21% so với tháng 6/2022. Lũy kế 6 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam đạt gần 4,2 tỷ USD, vẫn thấp hơn 27% so với cùng kỳ năm ngoái. 

Trong đó, xuất khẩu tôm ước đạt 341 triệu USD, mức cao nhất từ đầu năm tới nay, nhưng vẫn giảm 18% so với tháng 6/2022 - đây cũng là mức giảm thấp nhất từ đầu năm. Lũy kế nửa đầu năm, xuất khẩu tôm đạt gần 1,6 tỷ USD, thấp hơn 31% so với nửa đầu năm 2022.

Đối với ngành hàng cá tra, xuất khẩu trong tháng 6 ước đạt 156 triệu USD, vẫn thấp hơn 26% so với tháng 6/2023. Lũy kế 6 tháng đầu năm, xuất khẩu cá tra ước đạt trên 885 triệu USD, thấp hơn 38% so với cùng kỳ năm ngoái. Đối với ngành hàng cá ngừ, kim ngạch xuất khẩu trong tháng 6/2023 giảm 29%, chỉ đạt 64 triệu USD. Lũy kế nửa đầu năm, xuất khẩu cá ngừ chỉ đạt 380 triệu USD, giảm 31% so với cùng năm trước.

Xuất khẩu các loại cá biển khác giảm sâu hơn tháng trước với mức giảm 17%, chỉ đạt 157 triệu USD, dù những tháng trước có tăng trưởng nhẹ so với cùng kỳ năm trước. Xuất khẩu các mặt hàng khác như mực, bạch tuộc, cua ghẹ, nhuyễn thể có vỏ  trong tháng 6/2023 cũng giảm từ 17-30% so với cùng kỳ.

Các chuyên gia tại VASEP dự báo xuất khẩu thủy sản Việt Nam sẽ dần hồi phục trong những tháng cuối năm 2023. Ảnh: VS. 

Phân tích nguyên nhân sụt giảm xuất khẩu ở các mặt hàng, các chuyên gia tại VASEP cho rằng, ngoài những khó khăn từ phía thị trường tiêu thụ kém, doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu tôm và cá tra bị sụt giảm lợi nhuận vì giá thức ăn, con giống và các chi phí đầu vào tăng cao, giá thành cao, trong khi giá bán hạ mà vẫn khó tiêu thụ, dẫn đến tồn kho càng khiến cho chi phí đội lên…  Những biến động về cung, cầu và lạm phát tại nhiều thị trường chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, kìm hãm sự hồi phục nhu cầu tiêu thụ và nhập khẩu thủy sản tại Mỹ, EU... Do đó, dự báo về thị trường cũng thiếu cơ sở và độ chắc chắn.

Các thị trường nhập khẩu chính của thủy sản như Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản... bị chi phối bởi 2 yếu tố chính: lạm phát và tồn kho. Lượng tồn kho đang được giải tỏa dần ở các thị trường, nhu cầu dự báo sẽ tăng trở lại trong nửa cuổi năm. Tuy nhiên, lạm phát tại nhiều thị trường chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, kìm hãm sự hồi phục nhu cầu tiêu thụ và nhập khẩu thủy sản tại Mỹ, EU...

Bên cạnh đó, Việt Nam đang cạnh tranh gay gắt với các nước sản xuất khác về nguồn cung và giá, điển hình là Ecuador, Ấn Độ… Trong khi sức khỏe và sức chịu đựng của nông ngư dân và doanh nghiệp trong nước suy yếu vì chi phí sản xuất tăng, giá bán giảm, tiêu thụ chậm, tồn kho tăng, cạn kiệt vốn và khó tiếp cận vốn vay để duy trì sản xuất, xuất khẩu.

VASEP dự báo xuất khẩu thủy sản Việt Nam sẽ dần hồi phục trong những tháng cuối năm 2023 nhờ những tín hiệu khả quan hơn ở các thị trường tiêu thụ, khi lượng tồn kho giảm và bước vào mùa đặt hàng cho tiêu thụ cuối năm và các dịp lễ hội lớn. VASEP  đề xuất một số giải pháp để hỗ trợ ngành thủy sản vượt qua khó khăn tronghiện tại. Cụ thể, điều chỉnh lãi suất vay USD xuống dưới 4% và lãi suất vay VNĐ xuống dưới 7% để có thể hỗ trợ cho doanh nghiệp xuất khẩu.

Đồng thời, cho các doanh nghiệp được giãn nợ từ 4 - 6 tháng đối với khoản vay đến kỳ trả trong quý II và quý III. Như vậy, doanh nghiệp sẽ tiếp tục được vay theo hạn mức. Dựa theo bối cảnh xuất khẩu thủy sản trong 6 tháng đầu năm, các doanh nghiệp có thể thu gom ổn định nguồn nguyên liệu của nông - ngư dân và chế biến, trữ hàng chuẩn bị cho xuất khẩu ở các quý tiếp theo trong năm 2023. 

Ngoài ra, VASEP tiếp tục kiến nghị Ngân hàng Nhà nước quan tâm và xem xét có gói kích cầu 10.000 tỷ đồng. Để các doanh nghiệp xuất khẩu có khả năng mua dự trữ nguyên liệu để xuất khẩu sau 3 - 6 tháng nữa trong năm 2023 và quý I/2024. Nếu thực hiện kích cầu sớm, người nuôi thủy sản có được tâm lý yên tâm, tiếp tục thả nuôi thay vì treo ao trong giai đoạn hiện nay. 

 

 

Đức Bùi

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline