Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 29/03/2024 07:03

Tin nóng

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Giờ Trái đất 2024: Lan tỏa thông điệp “Tiết kiệm điện – Thành thói quen”

Hà Nội: 2 bách xanh cổ thụ hơn 300 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đề xuất 3 nhóm nội dung Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025

Hải Dương: Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bàng cổ thụ trên 100 năm ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 29/03/2024

Xây dựng vùng chăn nuôi an toàn

Chủ nhật, 20/02/2022 13:02

TMO - Dịch bệnh trên động vật và thủy sản vẫn có nguy cơ cao và diễn biến phức tạp trong năm 2022. Trong khi đó, tình trạng "bán chạy" gia súc, gia cầm ốm vẫn còn tồn tại, gây khó khăn cho công tác khống chế, kiểm soát dịch bệnh. 

Trong năm 2022, ngành nông nghiệp tập trung đẩy mạnh xây dựng cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh làm cơ sở bảo đảm nguồn cung thực phẩm và phục vụ xuất khẩu, góp phần vào mục tiêu tăng trưởng của ngành nông nghiệp. Đây được cho là một trong những nhiệm vụ then chốt của ngành.

Còn nhiều bất cập

Theo các chuyên gia, nguồn lực tổ chức phòng, chống dịch bệnh động vật còn hạn hẹp, ngành chăn nuôi tại mọt số địa phương chủ yếu còn nhỏ lẻ, phân tán nên chưa thể kiểm soát triệt để một số dịch bệnh như: Lở mồm long móng, dịch tả lợn châu Phi, viêm da nổi cục trên trâu bò, cúm gia cầm. Người chăn nuôi còn chủ quan lơ là chưa quan tâm đến tiêm phòng vắc-xin cho đàn gia súc, gia cầm khiến nguy cơ cao xảy ra một số bệnh truyền nhiễm chưa có vaccine phòng bệnh.

Tập trung xây dựng vùng chăn nuôi an toàn.

Một số ý kiến cho rằng, việc sáp nhập trạm chăn nuôi và thú y về cấp huyện quản lý, tuy giảm được đầu mối, nhưng chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm dịch vụ nông nghiệp bị hạn chế, ảnh hưởng lớn đến việc nắm bắt, giám sát, phát hiện sớm dịch bệnh ban đầu và triển khai thực hiện công tác tiêm phòng, công tác kiểm dịch vận chuyển, kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm.

Việc triển khai thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ thú y cơ sở ở các địa phương không giống nhau. Theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ, lực lượng này không chuyên trách cấp xã, trong khi đó, nếu áp dụng chế độ đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã, cơ chế lại rất thấp.

Giải pháp tháo gỡ

Theo các chuyên gia, cần tháo gỡ những vướng mắc để thống nhất trong thực hiện chính sách hỗ trợ cho chủ vật nuôi có lợn bị tiêu hủy bắt buộc do bệnh dịch tả lợn châu Phi, góp phần hạn chế tình trạng bán chạy, bán tháo lợn bệnh, ốm, khó kiểm soát nguồn lây bệnh. Đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu, sản xuất, thương mại hóa vắc-xin phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi như đã công bố, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tái đàn lợn, khôi phục sản xuất.

Các địa phương cần bố trí nguồn lực để tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình, kế hoạch quốc gia về phòng chống dịch bệnh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Triển khai đồng bộ các giải pháp phòng chống dịch bệnh trên động vật, nhất là thủy sản ngay từ đầu năm. Đồng thời, đẩy mạnh xây dựng cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh làm cơ sở bảo đảm nguồn cung thực phẩm và phục vụ xuất khẩu, góp phần vào mục tiêu tăng trưởng của ngành nông nghiệp.

Chăn nuôi và thủy sản hiện chiếm khoảng 51% trong tổng giá trị ngành nông nghiệp. Vì vậy, muốn tạo điều kiện cho lĩnh vực thủy sản, chăn nuôi phát triển, phải bảo đảm được vai trò của ngành thú y.

Trong năm 2022, ngành nông nghiệp được giao tăng trưởng 2,5 đến 2,8%, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 50 tỷ USD.

 

 

Vũ Minh

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline