Hotline: 0941068156

Thứ tư, 24/04/2024 05:04

Tin nóng

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Thứ tư, 24/04/2024

Xâm nhập bãi khai thác vàng trái phép

Thứ ba, 22/02/2022 15:02

TMO - Các "đội quân" khai thác vàng sa khoáng trái phép vẫn ngang nhiên đưa máy đào vào tàn phá môi trường sông suối, tàn phá nhiều diện tích đất sản xuất của người dân. Chính quyền địa phương và các ngành chức năng thường xuyên tổ chức truy quét nhưng nơi đây luôn là điểm nóng.

Xâm nhập bãi vàng

Trong cơn mưa nặng hạt, Phóng viên (PV) băng theo những con đường mòn nhỏ hẹp, dốc dựng đứng và phải mất nhiều giờ đồng hồ theo sự chỉ dẫn của người dân địa phương PV mới tiếp cận được các bãi vàng tại xóm Đoàn Kết, xã Nam Cao, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng.

Đường xuống mỏ vàng Păc Kén, xóm Đoàn Kết, xã Nam Cao (Bảo Lâm, Cao Bằng).

Đi dọc bờ suối từ khu Khuổi Piạt đến Păc Kén, dòng suối này luôn trong tình trạng đục ngầu, ô nhiễm từ việc khai thác vàng trái phép thải ra. Nhiều bãi thải vàng sau khi đã khai thác để lại trơ trọi, nhếch nhác, hình thành hồ xái quặng;… đất đai khu vực này bị cày xới tan hoang.

Tại khu vực Păc Kén, đập vào mắt là hình ảnh các bãi thải vàng ngổn ngang, dòng suối bị đào bới nham nhở, bên cạnh hai lán bạt dựng tạm dọc hai bên bờ suối, những thiết bị như: Máy múc, máy bơm nước, máng đãi vàng làm việc hết công suất cả ngày lẫn đêm, làm náo động một góc núi.

Dòng suối bị đào bới nham nhở thật xót xa.

Những chiếc máy múc đào sâu xuống lòng suối, móc lên những khối đất, đá khổng lồ tạo nên những hố sâu và những ụ đất, đá cao ngất ngưởng. Lo ngại hơn, sau khi đào bới hết dưới lòng suối, những chiếc máy xúc bắt đầu đào bới lên những thửa ruộng bậc thang.

Thời điểm PV tiếp cận, một tổ khai thác do máy múc đang bị hỏng nên những một nhóm người đang tập trung cho việc sửa chữa. “Quân” lái máy chia sẻ vàng khu vực này đã qua tay nhiều phu vàng nên thời điểm này khai thác cũng không được bao nhiêu.

Một tổ khai thác vàng trái phép đang phải tạm dừng hoạt động để sửa máy móc. 

Quá trình tìm hiểu về tình trạng khai thác vàng trái phép (vàng tặc) nơi đây PV được biết quanh khu vực này có 3 điểm khai thác vàng sa khoáng đang hoạt động. Nổi cộm là những cái tên “ông chủ” có tiếng như: Ông Tài, ông Chuân,… Ngoài ra, theo người dân địa phương cho biết, khu vực này còn nhiều điểm cũng đang được các phu vàng cho quân khai thác.

Tiếp cận bãi vàng được cho là của “ông chủ” tên Tài, trước mắt PV là 2 máy múc hoạt động hết công suất múc đất, đá, cát lên máng rồi dùng máy bơm công suất lớn hút nước trực tiếp từ suối bơm lên sàng sắt để tìm vàng. Nhóm người làm cho ông Tài có 5, 6 người, mỗi người phụ trách những công việc riêng. Để thuận lợi cho việc tìm vàng diễn ra dài ngày, tại đây được chuẩn bị sẵn nhiên liệu, lán trại, thậm chí có hẳn một người chuyên phụ trách nấu ăn, sinh hoạt cho cả tổ.

2 máy múc hoạt động hết công suất múc đất, đá, cát lên máng rồi dùng máy bơm công suất lớn hút nước trực tiếp từ suối bơm lên sàng sắt để tìm vàng.

Anh Q. được ông chủ tên Tài thuê lái máy múc để tìm vàng với “tiền lương hàng tháng” là 9 triệu đồng. Trong khi chờ tới ca làm việc từ 18h đến 00h sáng, anh Q. mời chúng tôi vào lán trò chuyện và cho biết, vàng khu vực này đã ít đi, nhiều chủ vàng đã đầu tư máy móc làm rồi nên giờ muốn rút cũng không được. Đi ngược theo dòng suối lên còn 2 bãi vàng nữa cũng đang khai thác.

"Mơ màng" trong quản lý?

Quá trình mục sở thị nơi đây, hiện trường sông suối bị tàn phá cho thấy, “đội quân” khai thác vàng trái phép ở xóm Đoàn Kết, xã Nam Cao, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng này đã hoạt động suốt thời gian dài. Thực tế này không khỏi khiến dư luận nghi ngờ có sự làm ngơ của lực lượng chức năng địa phương.

Việc đào đãi vàng ồ ạt trái phép làm dòng nước vàng đục, các bãi thải sau khi khai thác chất đống, ngổn ngang mà không có biện pháp xử lý, nhiều diện tích ruộng của người dân cũng bị lật tung, cày xới tìm vàng, để lại một đống ngổn ngang, nhiều ụ đất thải lở sạt nham nhở, chỉ chờ những đợt mưa lớn là “gặm” lấy dòng suối, môi trường sinh thái nơi đây ít nhiều đã có phần "ngấm độc".

Đáng nói, việc khai thác vàng trái phép làm thất thoát tài nguyên khoáng sản quý hiếm của quốc gia, ngân sách nhà nước bị thất thu, tiềm ẩn nguy cơ mất an ninh trật tự địa bàn.

Việc "vàng tặc" hoạt động giữa thanh thiên bạch nhật khiến dư luận đặt ra câu hỏi: Vì sao nhóm người này có thể ngang nhiên khai thác vàng trái phép trong thời gian dài như vậy? 

Trao đổi với PV, Chủ tịch UBND xã Nam Cao (Bảo Lâm, Cao Bằng) cho biết: Trên địa bàn xã Nam Cao không có đơn vị nào được cấp phép khai thác vàng. Trước thời điểm Tết Nguyên đán, xã cũng cho kiểm tra, lập biên bản, đình chỉ không cho khai thác đối với 3 điểm khai thác vàng ở trên địa bàn. Thời điểm kiểm tra thì các đối tượng đã không còn ở địađiểm khai thác, chỉ có một cá nhân đứng ra nhận là ông Bồn Văn Tòi ở Hà Giang sang khai thác.

Vị Chủ tịch xã này cho biết thêm về tình trạng khai thác vàng trái phép trên địa bàn diễn ra rất phức tạp: “Người dân cũng thường xuyên phản ánh, xã cũng đã xây dựng kế hoạch và cho Tổ công tác thường xuyên kiểm tra. Tuy nhiên mỗi lần tổ chức đi kiểm tra thì họ biết và bỏ đi đâu hết, chỉ có một, hai người trông coi ở đấy. Xã cũng lập biên bản, yêu cầu đình chỉ”.

Cũng theo lãnh đạo xã này, để xảy ra tình trạng khai thác vàng trái phép xảy ra trên địa bàn, trách nhiệm đầu tiên là đối với chính quyền địa phương. Nhận thấy điều này, đối với xã cũng phải quyết định không cho khai thác vàng trái phép. Bây giờ xã cũng xây dựng kế hoạch thường xuyên đi kiểm tra, sau khi kiểm tra cũng báo cáo huyện”.

Một thực thế giống như một nghịch lý đang tồn tại là mặc dù sống trên vùng đất giàu tài nguyên khoáng sản, đặc biệt là vàng, thế nhưng mặt bằng chung về đời sống của người dân còn nghèo, gặp nhiều khó khăn là điều khó lý giải. Vậy số lượng tài nguyên khoáng sản mất đi cũng như nguồn thu từ hoạt động khai thác vàng trái phép đổ về tay ai? Câu hỏi này xin phép dành cho cơ quan chức năng huyện Bảo Lâm nói riêng và tỉnh Cao Bằng nói chung.

Sự việc tiếp tục được thông tin!

 

Nhóm Phóng viên

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline