Hotline: 0941068156

Thứ hai, 13/05/2024 21:05

Tin nóng

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Thứ hai, 13/05/2024

Việt Nam tham gia Công ước Ramsar từ khi nào?

Thứ năm, 31/08/2023 22:08

TMO – Sau khi trở thành thành viên của Công ước Ramsar, Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật nhằm thực hiện các nghĩa vụ mà Công ước quy định, trong đó phải kể đến Nghị định 109/2003 của Chính phủ về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước. Đây là văn bản pháp lý đầu tiên quy định trực tiếp về quản lý đất ngập nước để thực thi Công ước Ramsar.

Công ước bảo tồn những vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế đặc biệt như là nơi cư trú của các loài chim nước (Ramsar) được ký tại thành phố Ramsar, Iran năm 1971. Đây là thỏa thuận liên Chính phủ nhằm cung cấp khung hoạt động cho các Kế hoạch hành động quốc gia, hợp tác quốc tế về bảo tồn, sử dụng hợp lý vùng đất ngập nước và các nguồn tài nguyên từ đất ngập nước. Công ước có hiệu lực từ năm 1975 với số thành viên khoảng 170 quốc gia (trong đó có Việt Nam).

Mục đích của Công ước Ramsar được các Bên tham gia thông qua năm 1999 và được điều chỉnh năm 2002 là “Bảo tồn và sử dụng một cách khôn khéo các vùng đất ngập nước thông qua hành động của địa phương, của khu vực, của quốc gia và hợp tác quốc tế nhằm góp phần đạt được mục tiêu phát triển bền vững trên toàn thế giới”. Thành viên tham gia Công ước Ramsar có nghĩa vụ chỉ định ít nhất một vùng đất ngập nước để đưa vào Danh sách các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế và duy trì đặc tính sinh thái của vùng đất ngập nước này; Sử dụng khôn khéo đất ngập nước: lồng ghép các cân nhắc bảo tồn đất ngập nước vào quá trình quy hoạch sử dụng đất quốc gia và khuyến khích sử dụng khôn khéo các vùng đất ngập nước.

(Ảnh minh họa)

Khuyến khích và tăng cường công tác bảo tồn các vùng đất ngập nước thông qua việc thành lập các khu dự trữ thiên nhiên trên các vùng đất ngập nước và xây dựng các biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt đối với khu Ramsar và các khu dự trữ đất ngập nước có quy mô nhỏ và đặc biệt nhạy cảm; Thúc đẩy hợp tác quốc tế về bảo tồn các vùng đất ngập nước, đặc biệt là các vùng đất ngập nước xuyên biên giới, các hệ thống nước cùng chia sẻ, các loài chung và viện trợ phát triển cho dự án đất ngập nước.

Việt Nam tham gia Công ước Ramsar từ năm 1989, là quốc gia thứ 50 trên thế giới và đầu tiên của khu vực ASEAN. Sau khi trở thành thành viên của Công ước Ramsar, Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật nhằm thực hiện các nghĩa vụ mà Công ước quy định, trong đó phải kể đến Nghị định 109/2003 của Chính phủ về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước. Có thể nói, đây là văn bản pháp lý đầu tiên quy định trực tiếp về quản lý đất ngập nước để thực thi Công ước Ramsar. Nghị định đã đi vào cuộc sống và được cụ thể hóa thành các chiến lược, chính sách và kế hoạch hành động của ngành tài nguyên và môi trường và các Bộ, ngành và địa phương liên quan trên phạm vi cả nước.

Đến nay, Việt Nam có 4 Luật đề cập đến việc quản lý đất ngập nước, như: Luật Thủy sản (năm 2003, năm 2017); Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (năm 2004), nay là Luật Lâm nghiệp (năm 2017), Luật Bảo vệ môi trường (năm 2005, năm 2014), Luật Đa dạng sinh học (năm 2008) và nhiều văn bản hướng dẫn các Luật trên. Luật Đa dạng sinh học năm 2008 là văn bản luật đầu tiên quy định trực tiếp đến vùng đất ngập nước và các hoạt động kiểm kê, xác lập chế độ phát triển bền vững các vùng đất ngập nước tự nhiên ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, hệ thống phân loại đất ngập nước đã được ban hành với 26 kiểu đất ngập nước thuộc ba nhóm đất ngập nước biển và ven biển, đất ngập nước nội địa và đất ngập nước nhân tạo, phục vụ cho việc kiểm kê và quản lý hiệu quả các vùng đất ngập nước trên toàn quốc.

Nhằm nội luật hóa các quy định của Công ước Ramsar, nội dung Nghị quyết các kỳ họp COP và đáp ứng với yêu cầu về quản lý đất ngập nước của Việt Nam trước các áp lực phát triển và xu thế biến đổi khí hậu toàn cầu, Chính phủ đã ban hành Nghị định 66/2019 về bảo tồn và sử dụng bền vững đất ngập nước thay thế Nghị định số 109/2003. Nghị định mới này đã góp phần kiện toàn hành lang pháp lý về quản lý đất ngập nước ở Việt Nam, đồng thời triển khai nhiều hoạt động và biện pháp nhằm tăng cường hiệu quả thực thi Công ước này.

 

 

PHẠM DUNG

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline