Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 19/01/2025 12:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Chủ nhật, 19/01/2025

Việt Nam tạo nhiều dấu ấn trong bối cảnh kinh tế toàn cầu ảm đạm

Thứ bảy, 06/01/2024 12:01

TMO - Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm đạt 683 tỷ USD; xuất siêu khoảng 28 tỷ USD (nhiều nhất từ trước đến nay), góp phần tăng dự trữ ngoại tệ quốc gia. An ninh năng lượng, an ninh lương thực được bảo đảm (xuất khẩu 8,34 triệu tấn gạo với giá trị 4,78 tỷ USD, tăng 38,4%, cao nhất từ trước đến nay).

Năm 2023, Việt Nam thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội (KTXH) trong bối cảnh thuận lợi, cơ hội và khó khăn, thách thức đan xen nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn; cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, xung đột Nga - Ukraina và tại dải Gaza diễn biến phức tạp.

Kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm; thương mại, đầu tư quốc tế suy giảm; lạm phát neo ở mức cao, nhiều đồng tiền mất giá; nợ công toàn cầu tăng mạnh; các thị trường tài chính, tiền tệ, bất động sản tiềm ẩn nhiều rủi ro. An ninh năng lượng, an ninh lương thực, an ninh mạng gặp nhiều thách thức; thiên tai, biến đổi khí hậu gây hậu quả nghiêm trọng.

Sau hơn 35 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử; tuy nhiên, nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi, quy mô còn khiêm tốn, độ mở lớn, khả năng cạnh tranh, sức chống chịu còn hạn chế; chịu tác động của nhiều yếu tố bất lợi bên ngoài và những hạn chế, bất cập bên trong kéo dài nhiều năm; dịch bệnh, thiên tai, biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp, gây thiệt hại nặng nề ở nhiều địa phương…. Tuy nhiên, nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo sâu sát, kịp thời của Trung ương Đảng, mà trực tiếp, thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, sự chủ động, tích cực, đồng hành, phối hợp chặt chẽ của Quốc hội và các cơ quan trong hệ thống chính trị; sự chỉ đạo điều hành quyết liệt, chủ động, kịp thời, sát thực tiễn của Chính phủ, các cấp, các ngành, các địa phương; sự ủng hộ, tham gia tích cực của Nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp; sự hợp tác, hỗ trợ của bạn bè quốc tế, tình hình KTXH tiếp tục xu hướng phục hồi, tháng sau tích cực hơn tháng trước, quý sau cao hơn quý trước, cơ bản đạt được mục tiêu tổng quát đề ra và nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực, tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh không mấy sáng sủa của kinh tế thế giới.

Sản xuất nông nghiệp và công nghiệp tiếp tục tạo nhiều chuyển biến tích cực. Ảnh minh họa.

Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát, nợ công được kiểm soát, tăng trưởng được thúc đẩy, các cân đối lớn được bảo đảm. Tăng trưởng kinh tế quý sau cao hơn quý trước, cả năm tăng 5,05%, thuộc nhóm tăng trưởng cao trong khu vực và thế giới, nâng quy mô nền kinh tế lên khoảng 430 tỷ USD. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm tăng 3,25% (thấp hơn mục tiêu đề ra khoảng 4,5%). Thị trường tiền tệ, ngoại hối cơ bản ổn định, mặt bằng lãi suất giảm khoảng 2% so với cuối năm 2022.

Khu vực nông nghiệp là điểm sáng, tiếp tục là trụ đỡ vững chắc của nền kinh tế, năm 2023 tăng 3,83%, cao nhất trong 10 năm qua. Khu vực dịch vụ tăng 6,82%, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 9,6%. Công nghiệp phục hồi nhanh qua từng quý, cả năm tăng 3,02%.

Thu ngân sách vượt khoảng 8,12% dự toán trong khi đã miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất gần 194 nghìn tỷ đồng; đồng thời tăng thu, tiết kiệm chi, đã trích lập được khoảng 560 nghìn tỷ đồng, bảo đảm đủ nguồn để cải cách tiền lương trong 3 năm 2024-2026. Bội chi ngân sách, nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài quốc gia và nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với tổng thu ngân sách thấp hơn nhiều giới hạn và ngưỡng cảnh báo.

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả năm đạt 683 tỷ USD; xuất siêu khoảng 28 tỷ USD (nhiều nhất từ trước đến nay), góp phần tăng dự trữ ngoại tệ quốc gia. An ninh năng lượng, an ninh lương thực được bảo đảm (xuất khẩu 8,34 triệu tấn gạo với giá trị 4,78 tỷ USD, tăng 38,4%, cao nhất từ trước đến nay); cơ bản bảo đảm cung cầu lao động.

Nhiều tổ chức quốc tế có uy tín đánh giá cao kết quả và triển vọng của nền kinh tế nước ta. Fitch Ratings nâng hạng tín nhiệm quốc gia dài hạn lên mức BB+ (từ mức BB), với triển vọng "Ổn định", châu Á - Thái Bình Dương chỉ có 02 trong 62 nước được nâng hạng; giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam đạt 431 tỷ USD, tăng 1 bậc lên thứ 32/100 thương hiệu quốc gia mạnh và có tốc độ tăng trưởng giá trị nhanh nhất thế giới trong giai đoạn 2020-2022.

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng 6,2% so với năm 2022. Giải ngân vốn đầu tư công dự kiến đạt 95% kế hoạch (năm 2022 là 91,42%), số tuyệt đối đạt gần 676 nghìn tỷ đồng, cao nhất từ trước đến nay, cao hơn khoảng 146 nghìn tỷ đồng so với năm 2022. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài đạt gần 36,6 tỷ USD, tăng 32,1% trong bối cảnh thương mại, đầu tư toàn cầu bị thu hẹp; vốn FDI thực hiện đạt gần 23,2 tỷ USD (tăng 3,5%), cao nhất từ trước đến nay, cho thấy Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài và là hiệu ứng của chính sách ngoại giao "cây tre".

Vốn đầu tư ra nước ngoài đăng ký luỹ kế đạt 22,1 tỷ USD; lợi nhuận chuyển về nước đạt 2 tỷ USD. Có 217,7 nghìn doanh nghiệp đăng ký mới và quay trở lại thị trường, tăng 4,5% so với năm 2022. Đã đón 12,6 triệu lượt khách quốc tế, vượt xa mục tiêu 8 triệu lượt khách. Cơ cấu lại nền kinh tế tiếp tục được đẩy mạnh; tích cực thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, năm 2023, tỷ trọng kinh tế số ước đạt khoảng 16,5% GDP, là nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế số nhanh nhất khu vực Đông Nam Á trong 2 năm liên tiếp (2022 - 2023).

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024 của Chính phủ và chính quyền địa phương hôm 5/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, nhìn chung, tình hình KTXH năm 2023 tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực, tháng sau tốt hơn tháng trước, quý sau cao hơn quý trước, chúng ta đã cơ bản đạt được mục tiêu tổng quát đề ra là ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; an sinh xã hội và đời sống người dân được cải thiện; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được đẩy mạnh; quốc phòng, an ninh được củng cố, tăng cường; đối ngoại, hội nhập quốc tế đạt kết quả toàn diện, nổi bật; uy tín, vị thế của đất nước và niềm tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước được củng cố, nâng lên.

Thủ tướng đề nghị phân tích, làm rõ thêm nguyên nhân chủ quan và nêu giải pháp cụ thể đối với các vấn đề như: Còn 5 chỉ tiêu không đạt kế hoạch (trong đó đặc biệt lưu ý cần phải làm gì để năng suất lao động tăng nhanh và bền vững trong thời gian tới); Sức ép lạm phát và nợ xấu có xu hướng tăng (nhất là trong bối cảnh lạm phát thế giới neo ở mức cao, đồng tiền nhiều nước mất giá, giá dầu thô, lương thực đang biến động mạnh); Những khó khăn, điểm nghẽn trong sản xuất kinh doanh, nhất là về xuất khẩu, thị trường, tiếp cận vốn, vướng mắc trên các thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp; Cơ cấu lại nền kinh tế còn những hạn chế, bất cập gì; cần làm gì để bảo đảm hiệu quả, bền vững? Các lĩnh vực văn hoá, xã hội, môi trường có gì đáng lưu ý và cần quan tâm hơn? Quốc phòng, an ninh, đối ngoại cần chú trọng vấn đề gì? Vì sao tội phạm ma tuý, tội phạm mạng còn diễn biến phức tạp? Gần đây vẫn xảy ra một số vụ tai nạn giao thông, cháy nổ nghiêm trọng; phải chăng còn có sự lơ là, chủ quan của một số địa phương, cơ quan, đơn vị?...

Thủ tướng đề nghị phân tích, đánh giá nguyên nhân khách quan và nhất là nguyên nhân chủ quan; những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn, như phải theo dõi sát hơn tình hình, có phản ứng chính sách kịp thời, linh hoạt, hiệu quả hơn; đoàn kết, thống nhất, phát huy nguyên tắc tập trung dân chủ; nắm vững các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và vận dụng sáng tạo, hiệu quả, phù hợp với thực tiễn…

Hội nghị tổng kết công tác năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024.

Về tình hình phát triển KTXH năm 2024, Thủ tướng Chính phủ đề nghị tập trung phân tích, đánh giá, dự báo tình hình năm 2024 có vấn đề gì mới, có điểm gì khác biệt, khó khăn hơn năm 2023; những trọng tâm chỉ đạo điều hành để ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, điều hành chính sách tiền tệ, tài khoá kết hợp với các chính sách khác thế nào, vừa thúc đẩy các động lực tăng trưởng truyền thống (đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu), vừa đẩy mạnh các động lực tăng trưởng mới (kinh tế số, kinh tế xanh, trí tuệ nhân tạo, các ngành, lĩnh vực mới nổi, liên kết vùng)....; triển khai các đột phá chiến lược (công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế đạt được kết quả tốt hơn, đột phá hơn, hiệu quả hơn, đúng tiến độ và chất lượng cao hơn; tiếp tục đổi mới cải cách thủ tục hành chính, phân cấp, phân quyền, công tác quy hoạch; đẩy nhanh tiến độ các dự án hạ tầng quan trọng quốc gia, hạ tầng chiến lược, huy động được nhiều nguồn lực hơn cho kết cấu hạ tầng chiến lược; giải pháp tạo chuyển biến có tính đột phá về giáo dục, đào tạo, dạy nghề, tăng năng suất lao động...); cơ cấu lại nền kinh tế thực chất, hiệu quả hơn, thúc đẩy cơ cấu lại các tổ chức tín dụng yếu kém, sớm giải quyết các dự án, doanh nghiệp yếu kém, thua lỗ còn lại; thúc đẩy liên kết vùng là một động lực mới, quan trọng để thúc đẩy phát triển 6 vùng kinh tế - xã hội.

Đối với lĩnh vực môi trường, xã hội, văn hóa, Thủ tướng đề nghị tập trung phân tích về giải quyết bài toán gắn kết hài hòa hơn giữa phát triển văn hóa, xã hội với kinh tế; phát triển công nghiệp văn hoá, thúc đẩy nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân; huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu.../.

 

 

TÚ QUYÊN

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline