Hotline: 0941068156

Thứ năm, 23/01/2025 00:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Thứ năm, 23/01/2025

Vì việc chung, không tiếc “tấc vàng”

Thứ tư, 07/06/2023 12:06

TMO - Chỉ trong 5 tháng đầu năm 2023, bà con nhân dân xã Lê Lai, huyện Thạch An (Cao Bằng) đã hiến hàng nghìn m2 đất để làm đường giao thông nông thôn, mở rộng nền đường vào khu sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất và vận chuyển hàng hóa nông sản. Phong trào hiến đất làm đường đã và đang lan tỏa rộng khắp trong từng nếp nhà, từng người dân ở mảnh đất vùng cao này.

Dân phá tường, dỡ rào... hiến đất

Chúng tôi về thôn Nà Lình, xã Lê Lai, nơi có hệ thống đường giao thông nông thôn đang được đầu tư mở rộng. Những ngày đầu tháng 6, nắng trải dài trên những cánh rừng xanh bạt ngàn, len lỏi vào từng nếp nhà của bà con nơi đây tạo nên nét chấm phá cho bức tranh quê hương vùng cao bình dị.

Nhiều hộ dân vùng cao ở huyện Thạch An (Cao Bằng) sẵn sàng hiến những “tấc vàng” vì lợi ích chung.

Chỉ tay về hướng tuyến đường nội đồng đang trong quá trình mở rộng chạy qua trước nhà, vợ chồng ông bà Nông Văn Huệ, Nông Thị Thoa không giấu được niềm vui. Ông Huệ phấn khởi nói: “Tuyến đường này trước kia rất nhỏ, mùa vụ thu hoạch rau màu, thóc lúa, người dân phải gánh qua. Đường hẹp, lại phải gánh nặng... vất vả lắm. Đầu năm 2023, xã có chủ trương mở rộng con đường, tôi lập tức hưởng ứng, mặc dù chưa được đo đếm rõ ràng nhưng diện tích gia đình tôi hiến cũng khoảng 1.000 m2”. Trong sân nhà, bà Nông Thị Thoa, vợ ông Huệ tiếp lời: “Chủ trương của Nhà nước đã rõ, mình chỉ góp thêm một phần nhỏ bé, thôn bản được làm đường là vui lắm rồi, cần bao nhiêu đất chúng tôi cũng sẵn lòng hiến”.

Ông Nông Văn Huệ, xóm Nà Lình, xã Lê Lai (Thạch An, Cao Bằng) chỉ phần đất gia đình đã hiến để mở rộng đường.

Ngay từ đầu xóm, khi được hỏi về gia đình ông Huệ, bà Thoa, người dân nơi đây đều tận tình giới thiệu về biệt danh “ông Huệ hiến đất” - một trong những hộ dân tiêu biểu trong việc hiến đất mở rộng đường thôn. Năm trước, gia đình ông Huệ, bà Thoa cũng đã hiến khoảng 600 m2 đất để làm đường nội đồng Phia Vẹn.

Rời gia đình ông Huệ, chúng tôi đến nhà ông Nông Ngọc Hoàn, hộ hiến khoảng 500 m2 đất sân, vườn cho thôn mở rộng đường. Ngay sau khi xã, thôn triển khai chủ trương mở rộng đường, ông Hoàn đã tiên phong phá bỏ hơn 10m tường rào và hiến khoảng 500 m2 đất sân vườn cho thôn bản. Chỉ tay về phía bức tường rào còn mùi gạch vữa, ông Hoàn cười nói: “Trước đây, gia đình tôi dành dụm, tích góp mãi mới mua vật liệu để xây được bức tường rào. Nhưng giờ có chủ trương mở đường rộng đi qua, mình nghĩ không chỉ làm cho đời mình, đời con cháu mình mà cả bà con trong thôn xóm cũng được hưởng. Vậy nên, hiến nhiều hơn nữa gia đình tôi cũng không tiếc”. 

Gia đình ông Nông Ngọc Hoàn sẵn sàng phá bỏ tường rào, hiến đất sân, vườn để mở rộng đường.

Ông Hoàn cho biết thêm, gia đình ông có 2 người con đều đang tuổi ăn học, vợ phải đi làm xa để kiếm sống và nuôi các con, nhà lại ít đất sản xuất, nên diện tích đất đó là tài sản lớn đối với gia đình tôi. Nhưng, mở rộng đường để mình đi, giao thương thuận tiện thì so đo, tính toán làm gì. Nhìn tuyến đang được mở mới thẳng đẹp, rộng rãi, tôi vui lắm.

Có thể thấy, cho đi "tấc vàng" để đường giao thông xóm làng tươi đẹp là tâm niệm của những gia đình tình nguyện hiến đất nâng cấp, mở rộng đường giao thông nông thôn ở thôn Nà Lình, xã Lê Lai. Khi người dân hiểu rằng con đường được mở rộng, sẽ giúp việc đi lại, sản xuất và vận chuyển nông sản thuận lợi hơn, từ đó tạo đà cho phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, nên ai cũng hết lòng ủng hộ. Đó cũng là kết quả của công tác dân vận, của “ý Đảng - lòng dân”, là kinh nghiệm để nhiều địa phương khác học tập, làm theo.

Làm tốt công tác dân vận

Trong những năm qua, mặc dù được sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước, song hạ tầng, nhất là đường giao thông xã Lê Lai còn khó khăn. Thực hiện chủ trương xây dựng nông thôn mới, cấp ủy, chính quyền xã đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ. Trong đó, xã đẩy mạnh tuyên truyền người dân hiểu lợi ích của việc mở đường, bê tông hóa đường giao thông nông thôn.

Theo ông Nông Văn Cương, Chủ tịch UBND xã Lê Lai cho biết, trong khi ở nhiều địa phương, công tác bồi thường giải phóng mặt bằng luôn là một thách thức không nhỏ khi triển khai các dự án cần thu hồi đất thì ở Lê Lai lại rất thuận lợi. Để có được kết quả trên, địa phương đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, giải thích rõ cho người dân hiểu được chủ trương, mục đích, ý nghĩa của việc hiến đất làm đường; người dân được hưởng lợi gì, Nhà nước đầu tư thế nào để thuận lợi cho nhân dân. Hơn nữa cán bộ từ xã đến thôn phải tâm huyết, tận tụy, gương mẫu đi đầu, có thế thì “nói dân nghe, làm dân tin".

UBND xã Lê Lai, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng.

Trong 5 tháng đầu năm 2023, xã Lê Lai huy động các nguồn lực xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Trong đó, người dân đóng góp để mua vật liệu và san ủi mặt bằng với số tiền là 20 triệu đồng; nhân dân hiến 2.500m2 đất và đóng góp 820 công lao động.

Chủ tịch UBND xã Lê Lai cho biết, thời gian tới, UBND xã Lê Lai tiến hành tổ chức rà soát, đánh giá lại thực trạng theo Bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025 của UBND tỉnh Cao Bằng để đưa ra mục tiêu phấn đấu thực hiện đạt các tiêu chí nông thôn mới nâng cao trong năm 2023 và giai đoạn 2022 – 2025, từ đó có kế hoạch cụ thể, giải pháp cụ thể, huy động lồng ghép các nguồn lực để thực hiện đạt theo các mục tiêu đã đề ra.

Rời Lê Lai, đi trên đường làng, ngõ xóm của xã, chúng tôi cảm nhận được niềm vui của người dân nơi đây trên những con đường mới do chính mình đóng góp. Con đường mới không chỉ nối dài niềm vui mà quan trọng hơn sẽ góp phần thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông của xã. Từ đó, tạo điều kiện cho việc đầu tư các dự án cũng như các ngành nghề phát triển, tăng thu nhập cho người dân.

Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thạch An Vũ Đức Thiện cho biết: Thực hiện Chương trình MTQG về xây dựng NTM, huyện đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân về vai trò, ý nghĩa của chương trình xây dựng NTM. Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh, huyện cụ thể hóa, hướng dẫn các xã triển khai kịp thời. Khi nhận thức của người dân thay đổi, hiểu rằng mình là chủ thể trong xây dựng NTM thì sẽ phát huy được sự chủ động tham gia của nhân dân. Từ đó, bà con đồng thuận, tích cực đóng góp tiền, ngày công lao động, hiến đất để làm đường, xây dựng nhà văn hóa, làm đường nội đồng, kênh mương thủy lợi. Ðồng thời, tham gia xây dựng kế hoạch, giám sát quá trình thực hiện.          

 

 

Tạ Thành

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline