Hotline: 0941068156

Thứ hai, 24/02/2025 23:02

Tin nóng

Vĩnh Phúc: Trôi cổ thụ hơn 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

 Quảng Nam: Rỏi mật hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản  Việt Nam

Thủ tướng: Chú trọng phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn

Ông Nguyễn Chí Dũng và Mai Văn Chính làm Phó Thủ tướng Chính phủ

Các địa phương cần chủ động phương án ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

 Bắc Giang: Gạo cổ thụ 160 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Dương: Duối cổ thụ hơn 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản

Kỳ họp bất thường lần thứ 9: Cần tư duy mới, cách làm mới, đột phá về thể chế

Đến năm 2030 hoàn thiện cơ chế chính sách ứng dụng năng lượng nguyên tử

Rét đậm, rét hại có thể kéo dài, các địa phương cần chủ động ứng phó

Lào Cai: Đa cổ thụ gần 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tình hình sản xuất nông, lâm, thủy sản và công nghiệp tháng 1/2025

18 địa phương được giao mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2025 từ 10% trở lên

Hành động quyết liệt để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên

Chậm nhất đến năm 2031 phải hoàn thành Nhà máy điện hạt nhân

Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Giám sát chặt chẽ các địa phương thực hiện có hiệu quả phong trào trồng cây

Hàng nghìn người đi lễ đền Trần ngày Mùng 2 Tết

[Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025] Các địa phương cần tổ chức thiết thực, hiệu quả

Chào năm mới Ất Tỵ 2025

Thứ hai, 24/02/2025

Vai trò của “EPR” trong định hướng phát triển kinh tế tuần hoàn

Chủ nhật, 13/03/2022 15:03

TMO - Nền Kinh tế tuần hoàn (KTTH) là mô hình kinh tế đặc biệt chú trọng đến quản lý và tái tạo tài nguyên theo một vòng khép kín, tránh tạo ra phế thải và ô nhiễm môi trường. Để nền KTTH vận hành và phát triển, phải hướng đến giảm thiểu - tái chế - tái sử dụng. EPR chính là công cụ hữu ích để kích hoạt nền kinh tế tuần hoàn, trong đó, doanh nghiệp là động lực trung tâm.

Cơ chế trong thu hồi, xử lý, tái chế sản phẩm thải bỏ (EPR) là nền tảng quan trọng cho nền KTTH mà chúng ta đang hướng đến. Các nhà sản xuất, doanh nghiệp sẽ có trách nhiệm tái chế sản phẩm sau sử dụng và chất thải bao bì của sản phẩm đóng gói bán ra thị trường. EPR không chỉ quản lý hiệu quả chất thải rắn mà đặc biệt là chất thải nhựa ở Việt Nam hiện nay. EPR yêu cầu các nhà sản xuất chịu trách nhiệm quản lý sản phẩm sau khi chúng trở thành rác thải, góp phần giảm chi phí quản lý sản phẩm tới cuối vòng đời. Do đó, EPR là một trong những giai đoạn quan trọng của KTTH, tạo lợi ích kinh tế thông qua tạo ra thị trường tái chế, việc làm.

Thực hiện KTTH không phải hy sinh lợi ích kinh tế để đạt được các mục tiêu về môi trường, mà thực hiện sẽ có tác động tích cực tạo việc làm, cạnh tranh nền kinh tế, tiết kiệm tài nguyên, giúp gia tăng lợi ích của doanh nghiệp và cả xã hội. Trong đó, doanh nghiệp là động lực trung tâm của KTTH, nhà nước đóng vai trò kiến tạo, người tiêu dùng, các tổ chức và người dân đều đóng vai trò quan trọng trong thực hiện.

Tận dụng chai, lọ nhựa bỏ đi để trồng rau xanh.

Theo Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật BVMT 2020, nhà nước đã đưa ra nhiều cơ chế khuyến khích để thực hiện KTTH, tập trung vào các hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng, chuyển giao công nghệ; phát triển các mô hình liên kết, chia sẻ; thị trường tái sử dụng sản phẩm thải bỏ, tái chế chất thải bỏ… Đây chính là cơ hội, bởi những lợi ích hiện hữu mà EPR mang lại cho doanh nghiệp, môi trường và xã hội.

Theo đó, doanh nghiệp nâng cao được uy tín, thương hiệu đối với cộng đồng xã hội, về mặt xã hội, EPR góp phần cung cấp thông tin và nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng về cách phân loại, xử lý chất thải tại nhà, hình thành các đội ngũ thu gom, tái chế phi chính thức cũng như loại bỏ các cơ sở tái chế không đủ điều kiện, góp phần giảm bớt tỷ lệ thất nghiệp khi tạo ra các công việc mới. Đối với môi trường, EPR giúp tăng tỷ lệ tái chế, giảm phát thải ra môi trường.

Tuy nhiên, để thực hiện EPR thành công và xây dựng được các mô hình KTTH, doanh nghiệp sẽ gặp không ít thách thức từ công nghệ, vốn, thời gian và chi phí cơ hội. Ngoài ra, còn có các thách thức khác từ phía cộng đồng xã hội như: Thói quen tiêu dùng và thải bỏ sản phẩm; tuần hoàn tài nguyên mà trong đó thách thức nhất là sự đồng bộ, thống nhất trong thiết kế sản phẩm giữa các nhà sản xuất; hình thành các chuỗi giá trị của mô hình KTTH.

Theo lộ trình thực hiện KTTH, trước ngày 31/12/2023, Bộ Tài Nguyên và Môi trường sẽ ban hành Kế hoạch hành động quốc gia; xây dựng, vận hành nền tảng kết nối thông tin, chia sẻ dữ liệu về áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn; xây dựng, ban hành khung hướng dẫn áp dụng, đánh giá việc thực hiện KTTH, đồng thời ban hành bộ tiêu chí KTTH trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

 

 

Kim Oanh

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline