Hotline: 0941068156

Thứ năm, 25/04/2024 22:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ năm, 25/04/2024

Ứng phó với nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn

Thứ sáu, 26/05/2023 07:05

TMO - Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (Bộ Tài nguyên và Môi trường) yêu cầu các đơn vị chức năng triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm theo dõi sát diễn biến thời tiết, tăng cường dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn, đặc biệt là các thiên tai: nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn... qua đó hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai. 

Theo nhận định của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, El Nino có khả năng sẽ xuất hiện vào cuối tháng 5, đầu tháng 6/2023 với xác suất khoảng 70-80% và có thể kéo dài sang đầu năm sau. El Nino thường gây thiếu hụt lượng mưa ở hầu hết các vùng trên cả nước, phổ biến từ 25-50%. Một số cơ quan khí tượng trên thế giới như Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO), Trung tâm dự báo khí hậu Mỹ (NOAA), Cơ quan khí tượng Nhật Bản (JMA)... đã cùng đưa ra nhận định El Nino xuất hiện từ các tháng giữa năm 2023; trong đó, NOAA nhận định khả năng 90% El Nino sẽ tiếp tục kéo dài sang năm 2024 ở Bắc bán cầu.

Một số hồ chứa thủy điện thường xuyên tham gia bổ sung nguồn nước cho hạ du có dung tích trữ thấp hơn từ 10 - 15% so với các các năm bị hạn hán, thiếu nước nghiêm trọng 2015, 2016. So với dung tích thiết kế, hồ Bản Vẽ mới trữ được 38%, tương tự là A Vương trữ 44%, Đơn Dương trữ 20%, Đại Ninh trữ 20%, Hàm Thuận trữ 13%... Với các nhận định tác động đến khí tượng, thủy văn của hiện tượng El Nino và dung tích trữ của các hồ chứa thủy lợi, thủy điện hiện tại, tình trạng hạn hán, thiếu nước xâm nhập mặn có nguy cơ xảy ra cục bộ trong thời gian mùa khô năm 2023.

Tình trạng này đặc biệt nghiêm trọng tại một số tỉnh ở khu vực Trung Bộ và nguy cơ xảy ra ở cấp độ cao (cấp độ 3 - 4), trên phạm vi rộng, kéo dài ở một số vùng trên cả nước như tại các khu vực Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long, Trung Bộ và Đông Nam Bộ từ mùa khô năm 2024 đến năm 2025.

Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (Bộ Tài nguyên và Môi trường) yêu cầu các đơn vị trực thuộc triển khai các giải pháp trong phòng chống hạn hán, thiếu nước mùa khô. Ảnh: NP. 

Trước nhận định về tình hình thời tiết trong năm nay nhất là những cảnh báo về nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn... Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã giao nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị.

Theo đó, Tổng cục Khí tượng Thủy văn, tổng hợp diễn biến của thiên tai và công tác phòng, chống thiên tai; báo cáo Lãnh đạo Bộ chỉ đạo xử lý kịp thời; phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ: Cục Quản lý tài nguyên nước, Cục Viễn thám quốc gia, Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu, Viện Khoa học Tài nguyên nước, Văn phòng thường trực Ủy ban sông Mê Công Việt Nam, Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia thực hiện tăng cường giám sát hiện trạng nguồn nước trên các lưu vực sông, đặc biệt là các các lưu vực sông xuyên biên giới, các nguồn nước liên tỉnh.

Tổng cục Khí tượng Thủy văn chủ trì, phối hợp với Văn phòng Bộ và các đơn vị truyền thông thuộc Bộ tổ chức tuyên truyền, cung cấp đầy đủ thông tin về hiện tượng El Nino, tình trạng thiếu nước, hạn hán, xâm nhập mặn và các hiện tượng khí tượng thủy văn nguy hiểm cho các cơ quan thông tấn, báo chí; đề xuất tổ chức các cuộc họp thảo luận nhận định nguy cơ, tác động của nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn và các hiện tượng khí tượng thủy văn nguy hiểm khác.hằm theo dõi sát diễn biến thời tiết, tăng cường dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn, đặc biệt là các thiên tai: nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn, kịp thời cung cấp thông tin phục vụ chỉ đạo sản xuất, phòng, chống nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do hạn hán, xâm nhập mặn gây ra…

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia và các Đài Khí tượng Thủy văn khu vực theo sát d Giám sát, cảnh báo kịp thời các nguy cơ mưa, bão, lũ lớn bất thường có thể xuất hiện trong thời gian ảnh hưởng của El Nino.iễn biến thời tiết, tăng cường dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn, đặc biệt là các thiên tai: nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn kịp thời cung cấp thông tin cho Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh phục vụ chỉ đạo sản xuất và phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn. 

Theo dõi sát tình hình nguồn nước tại các hồ chứa thủy lợi, thủy điện; rà soát, xác định các vùng có nguy cơ cao bị hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, báo cáo định kỳ 02 lần/tháng hoặc ngay sau khi phát hiện các điều kiện bất thường về Tổng cục Khí tượng Thủy văn. Tăng cường quan trắc, theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình xâm nhập mặn, thường xuyên cập nhật, thông tin về số liệu đo mặn trên các sông, kênh, rạch đến các cấp chính quyền địa phương và người dân để chủ động phòng tránh, ứng phó.

Cục Quản lý tài nguyên nước, chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên quan rà soát kế hoạch khai thác sử dụng nước trên các lưu vực sông; giám sát hoạt động khai thác, sử dụng nước; phối hợp chia sẻ, cung cấp thông tin số liệu về vận hành hồ chứa; giám sát việc thực hiện các quy trình vận hành liên hồ chứa đảm bảo mục tiêu cấp nước cho hạ du phòng, chống hạn, xâm nhập mặn. Cục chủ trì, phối hợp với bộ, ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan và các địa phương thống nhất kế hoạch vận hành linh hoạt, điều tiết nước các hồ chứa thủy lợi, thủy điện lớn để chủ động phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn và khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên nước trong cả mùa lũ, mùa cạn.

Cục Quản lý tài nguyên nước lập kế hoạch điều hòa, phân phối tài nguyên nước các nguồn nước liên tỉnh có nguy cơ bị thiếu hụt, cạn kiệt, tổ chức thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch điều hòa, phân phối tài nguyên nước, phương án phòng, chống cạn kiệt nguồn nước trong các hoạt động xây dựng, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật.

Chủ động các phương án phòng, chống cạn kiệt nguồn nước trong các hoạt động sản xuất là nhiệm vụ quan trọng được nhấn mạnh triển khai. 

Cục Viễn thám Quốc gia, tổ chức thực hiện việc ứng dụng công nghệ viễn thám quan trắc nguồn nước, giám sát hạn hán, xâm nhập mặn; tác động, ảnh hưởng của El Nino; cung cấp cho Tổng cục Khí tượng Thủy văn và Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu thông tin, dữ liệu ảnh viễn thám, thông tin quan trắc, giám sát nguồn nước trên các lưu vực sông, đặc biệt là các lưu vực sông xuyên biên giới; dữ liệu độ ẩm đất, nhiệt độ bề mặt đất, hàm lượng hơi nước trong không khí, trạng thái thực vật phục vụ công tác dự báo, cảnh báo nguồn nước, hạn hán, xâm nhập mặn (cập nhật 01 tuần/lần); dữ liệu nhiệt độ, độ cao, hàm lượng muối bề mặt biển trên toàn bộ Biển Đông phục vụ nghiên cứu El Nino.

Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu, cung cấp các kết quả nghiên cứu về hiện tượng El Nino và tình trạng thiếu nước, hạn hán; các thông tin dự báo về lượng mưa, hiện tượng nắng nóng, hạn hán và cảnh báo tác động cho Tổng cục Khí tượng Thủy văn, cập nhật 01 tháng/lần hoặc khi có yêu cầu. Viện Khoa học Tài nguyên nước, phối hợp với Cục Quản lý tài nguyên nước trong tính toán cân bằng nước, xác định khả năng cung, cầu nước ở từng khu vực và giám sát, đánh giá việc vận hành các hồ chứa lớn cung cấp thông tin cho Tổng cục Khí tượng Thủy văn; cung cấp các kết quả nghiên cứu liên quan đến dự báo, cảnh báo hạn hán, xâm nhập mặn cho Tổng cục Khí tượng Thủy văn.

Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia, tăng cường công tác quan trắc, giám sát các nguồn nước dưới đất, cung cấp các thông tin dự báo tài nguyên nước cho Tổng cục Khí tượng Thủy văn hỗ trợ công tác dự báo, cảnh báo hạn hán, thiếu nước… Văn phòng thường trực Ủy ban sông Mê Công Việt Nam, theo dõi, giám sát diễn biến tài nguyên nước và các hoạt động sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước vùng thượng nguồn lưu vực sông Mê Công, cung cấp kịp thời các thông tin cho Tổng cục Khí tượng Thủy văn phục vụ công tác dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn…

 

 

Hà Phương 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline