Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 19/01/2025 15:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Chủ nhật, 19/01/2025

[Tường thuật] Đại hội lần thứ VIII (Nhiệm kỳ 2023-2028) và Kỷ niệm 35 năm thành lập Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam

Chủ nhật, 26/11/2023 10:11

TMO - Sáng ngày 26/11, tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) long trọng tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII nhiệm kỳ 2023-2028 và Kỷ niệm 35 năm thành lập (26/11/1988-26/11/2023).

Về tham dự Đại hội lần này, có khoảng 200 đại biểu đại diện cho các cơ quan ban ngành, tổ chức, đoàn thể, các đơn vị trực thuộc, hội thành viên, các chuyên gia, nhà khoa học,...Tạp chí điện tử Thiên nhiên và Môi trường tường thuật về nội dung của Đại hội.

12h15:

Đại hội diễn ra thành công tốt đẹp, TS. Nguyễn Ngọc Sinh tái đắc cử Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam khoá VIII nhiệm kỳ 2023- 2028. Ngay sau Đại hội Ban chấp hành tiến hành cuộc họp đầu tiên của Ban chấp hành khoá mới.

TS. Nguyễn Ngọc Sinh, Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam nhiệm kỳ mới (2023-2028)

11h55: Thông qua dự thảo Nghị quyết Đại hội VIII

Ảnh 5 PGS.TS Lê Văn Thăng đọc dự thảo Nghị quyết Đại hội.

Đại hội thống nhất bầu Ban chấp hành Hội khoá VIII gồm 132 thành viên và Ban Kiểm tra gồm 5 thành viên. Đại hội đánh giá cao những thành công của Hội nhiệm kỳ 2018-2023 vừa qua, nhất là việc phát triển mạnh tổ chức Hội, viêc đã vận động, khai thác, tập hợp đông đảo các tầng lớp nhân dân cùng phấn đấu bảo vệ môi trường, phục vụ sự nghiệp phát triển bền vững đất nước; những đóng góp thực tế của Hội và các tổ chức Hội trong các lĩnh vực truyền thống như tư vấn phản biện xã hội, truyền thống nâng cao nhận thức cộng đồng, điều tra nghiên cứu khoa học về tài nguyên và môi trường, xây dựng các mô hình cộng đồng bảo vệ môi trường, phát triển bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu; những đổi mới, cải tiến phương thức hoạt động hướng tới cộng đồng đặc biệt là việc phát động, duy trì và phát triển sự kiện bảo tồn Cây Di sản Việt Nam, việc duy trì và tổ chức thường niên nhiều hội thảo khoa học quan trọng liên quan đến đa dạng sinh học Dãy Trường Sơn đến biến đổi khí hậu,…

Đại hội giao Ban chấp hành khoá VIII nhiệm kỳ 2023-2028 tổ chức thực hiện tốt những nhiệm vụ sau theo đúng Điều lệ Hội; ổn định tổ chức hội theo hướng gọn nhẹ thiết thực hiệu quả, lựa chọn những người xứng đáng vào các chức danh chủ chốt của lãnh đạo hội; hàng năm lên kế hoạch cụ thể hoá nhiệm vụ theo các định hướng đã được đại hội thông qua, thông báo đến toàn hội để cùng tổ chức thực hiện; không ngừng sáng tạo các phương thức hoạt động cụ thể hướng tới cộng đồng mở rộng các đối tác trong và ngoài nước, huy động các nguồn lựa chung sức bảo vệ môi trường nhằm phát triển bền vững đất nước.

Đại hội kêu gọi mỗi hội viên, mỗi tổ chức Hội cố gắng thường xuyên giữ nhiệt tình, đề cao trách nhiệm đóng góp những công việc cụ thể cho Hội, chú trọng hưởng ứng tham gia các hoạt động chung; các cơ quan, tổ chức nhà nước trung ương và địa phương, các đối tác trong và ngoài nước hãy chủ động và tích cực vào điều kiện, phối hợp và hỗ trợ các hoạt động của Hội; cộng đồng và từng người hãy sát cánh với Hội để cùng nhau bảo vệ môi trường bảo tồn đa dạng sinh học, ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần phát triển bền vững đất nước.

Đại hội bầu Ban Chấp hành khóa mới (2023-2028)

11h35-11h50:

Các đại biểu trình bày tham luận, chia sẻ ý kiến...

TS.Trần Văn Miều,  Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam nêu tiêu chí và nhân sự ban lãnh đạo Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam khóa VIII, nhiệm kỳ 2023-2028. Về cơ cấu tổ chức Ban Chấp hành Trung ương nhiệm kỳ 2023-2028 bao gồm 132 ủy viên, trong đó Ban Thường vụ bao gồm: 32 người, trong đó nhất trí bầu Ban kiểm tra với 5 người.

11h20:

TS. Nguyễn Ngọc Sinh - Chủ tịch Hội giới thiệu các báo cáo tham luận của các đơn vị tại Đại hội: Chi hội khoa môi trường, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế; Công ty cổ phần sản xuất thương mại dịch vụ B58- Bình Phước; Công ty cổ phần TNHH đầu tư và du lịch Hải Tiến; hãng phim Việt Nam xanh; Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường tỉnh Đắk Lắk; Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường TP Hải Phòng; Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường tỉnh Phú Thọ; Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường tỉnh Quảng Ngãi; Tạp chí điện tử Thiên nhiên và Môi trường; Trung tâm công nghệ môi trường; Trung tâm ứng phó sự cố môi trường Việt Nam; Trung tâm truyền thông cộng đồng môi trường – trang tin môi trường; Viện môi trường và phát triển bền vững; Thư chúc mừng của hội khoa học đánh giá tác động môi trường Hàn Quốc.

10h50: 

Đại biểu khách mời nghỉ giải lao 

10h40

Bà Phạm Thị Bích Thủy, Phó Tổng Thư ký Hội đọc quyết định thi đua khen thưởng của Bộ TN&MT, Liệp Hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam. 

10h25:

Ông Phạm Ngọc Linh – Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học Kỹ thuật Việt Nam đánh giá cao kết quả của 

Ông Phạm Ngọc Linh – Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học Kỹ thuật Việt Nam phát biểu: “Sau 35 năm xây dựng và trưởng thành, Hội đã không ngừng lớn mạnh. Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam là nơi tập hợp các nhà khoa học, nghiên cứu đầu ngành về thiên nhiên và môi trường. Hội đã đóng góp vai trò quan trọng nâng cao hiệu quả trong bảo vệ thiên nhiên, bảo tồn Cây Di sản Việt Nam. Những thành quả đạt được Hội đã được nhà nước tặng nhiều bằng khen, huân chương. Thời gian tới, mong Hội tiếp tục tích cực phối hợp chặt chẽ với các hội thực hiện nhiệm vụ bảo vệ thiên nhiên môi trường, chống biến đổi khí hậu.”

10h15:

Bà Nguyễn Thị Huyền – Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Bộ TN&MT đánh giá cao những kết quả của Hội. 

Bà Nguyễn Thị Huyền – Phó Vụ trưởng Vụ tổ chức cán bộ Bộ TN&MT đánh giá cao những kết quả của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam trong thời gian qua và mong rằng thời gian tới Hội sẽ tiếp tục nâng cao vai trò trong công tác bảo vệ thiên nhiên môi trường và phối hợp chặt chẽ cùng các cơ quan ban ngành của Bộ.

10h05-10h15:

GS.TS.NGND Trần Hiếu Nhuệ lên đọc báo cáo sửa đổi điều lệ tổ chức và hoạt động của Hội: “Quá trình hoạt động vừa qua của Hội nhìn chung không thấy có va vấp gì gây ra do các quy định của Điều lệ hiện hành của Hội. Các tổ chức Hội đều hoạt động trong khuôn khổ Điều lệ hiện hành. Một vài vấn đề phát sinh cũng đều đã được giải quyết thoả đáng”. 

10h00:

Bà Phạm Thị Bích Thủy- Phó Tổng thư ký Hội báo cáo tài chính của Hội nhiệm kỳ 2018-2023. 

Bà Phạm Thị Bích Thủy - Phó Tổng thư ký Hội đọc báo cáo tài chính: Trong nhiệm kỳ vừa qua 2018-2023 Văn phòng đã có nhiều nỗ lực bảo đảm các hoạt động thường xuyên của Hội, đặc biệt trong hoàn cảnh tiếp tục diễn ra tình trạng chi vượt thu vì những đóng góp nghĩa vụ thường không được tuân thủnghiêm chỉnh cũng như chưa có phương pháp nào chấm dứt được tình trạng này.

9h55:

Ông Nguyên Danh Trường – Phó Tổng thư ký Hội thông qua Báo cáo của Ban kiểm tra Hội nhiệm kỳ 2018-2023. 

Báo cáo của Ban kiểm tra trong nhiệm kỳ 2018-2023 : Ban Kiểm tra tham gia giải quyết một số vụ việc trong quan hệ công tác giữa các đơn vị trong Hội. Đặc biệt, trong dịp Bộ Nội vụ kiểm tra, đôn đốc hoạt động Hội, Ban kiểm tra đã phối hợp tốt với Lãnh đạo và văn phòng Hội chuẩn bị tài liệu làm việc và sau đó đôn đốc thực hiện các kết luận của Đoàn công tác của Bộ Nội vụ.

9h15-9h55:

GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh đọc diễn văn khai mạc Đại hội VIII. 

GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh- Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đọc báo cáo quá trình xây dựng và trưởng thành Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh, tập hợp ngày càng rộng rãi cộng đồng mong muốn hành động vì môi trường trong lành, tự hào vì trong suốt 35 năm qua, các thế hệ lãnh đạo và hội viên đều đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình đóng góp vào công tác Hội. Trong từng thời kỳ Hội đều luôn sáng tạo các hình thức hoạt động phong phú, phù hợp, luôn chú trọng hiệu quả công việc nhìn từ góc độ cộng đồng. Hội luôn cố gắng vươn lên, khắc phục yếu kém, vượt qua mọi trở ngại để cùng với cộng đồng bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường đúng như những gì mà những người sáng lập 35 năm trước đây đã kỳ vọng.

PGS.TS Phùng Chí Sỹ, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đánh giá kết quả đạt được, hạn chế trong công tác Hội khóa VII (nhiệm kỳ 2018-2023). 

PGS.TS Phùng Chí Sỹ đọc báo cáo về các kết quả, hoạt động của nhiệm kỳ vừa qua và phương hướng hoạt động của nhiệm kỳ tới. Trong đó, công tác tổ chức, phát triển Hội tiếp tục có bước tiến quan trọng, được tăng cường về số lượng, được cải tiến về phương thức hoạt động. Tuy nhiên, cần chú trọng nâng cao chất lượng các tổ chức và các hoạt động của Hội, nhất là hoạt động của một số ban, Nhiệm kỳ qua Hội đã tiếp tục thực hiện tốt mảng công tác tư vấn, phản biện và giám định xã hội về môi trường và PTBV theo khả năng của mình nhưng như báo cáo tham luận của Hội tại hội thảo do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức đã nêu, còn hạn chế, và còn thiếu chủ động, cũng như còn cần tổ chức, bồi dưỡng lực lượng để có thể góp phần giải quyết nhiều hơn nữa những vấn đề bức xúc về tài nguyên, môi trường, biến đổi khí hậu về kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và nói chung về PTBV,…..

GS.TS.NGND Đặng Thị Kim Chi, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam thông qua báo cáo kiểm điểm của BCH Hội khóa VII. 

GS.TS.NGND Đặng Thị Kim Chi thông qua báo cáo kiểm điểm của BCH Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam khóa VII (nhiệm kỳ 2018-2023). Theo đó, Hội thường xuyên tổ chức tham gia hưởng ứng công tác của hội, nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công tác nghiên cứu bảo vệ thiên nhiên và môi trường.

9h00 - 9h10 :

Đoàn chủ tịch điều hành Đại hội VIII Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam nhiệm kỳ 2023-2028. 

Tổng thư ký VACNE giới thiệu đại biểu và bầu chủ tịch đoàn điều hành Đại hội. Giới thiệu cơ cấu đại biểu trong đó tổng số 160 đại biểu.

TS Nguyễn Ngọc Sinh, Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tại Đại hội.

Đại hội VIII nhiệm kỳ 2023-2028 Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam có sự tham gia đông đảo của nhiều Bộ, ngành, nhà khoa học, chuyên gia trong lĩnh vực thiên nhiên môi trường. 

9h00:

Toàn thể đại biểu, khách mời làm lễ chào cờ

8h15-8h55:

Chương trình nghệ thuật chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII và kỷ niệm 35 năm thành lập do nhóm nhạc TCM và cán bộ, phóng viên, biên tập viên Tạp chí điện tử Thiên nhiên và Môi trường biểu diễn.

Sau tiết mục văn nghệ, đại biểu cùng khách mời cùng theo dõi Trailer giới thiệu về chặng đường 35 năm xây dựng và trưởng thành của VACNE.

7h30 - 8h15:

Bắt đầu đón tiếp các đại biểu, khách mời về dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII. Đại biểu, khách mời tham quan tranh, ảnh về kết quả hoạt động qua 35 năm của VACNE.

 

 

Nhóm PV 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline