Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 20/04/2024 02:04

Tin nóng

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Thứ bảy, 20/04/2024

Tự "vẽ dự án" trên đất nông nghiệp lừa bán cho khách hàng

Thứ hai, 15/05/2023 16:05

TMO - Ngày 15-5, TAND TP.HCM mở phiên xử sơ thẩm các bị cáo Phạm Quang Vũ và Phạm Thị Thu Thủy (em Vũ) về tội  “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” bằng hình thức lập dự án trên đất nông nghiệp và lừa bán cho khách hàng.

Hai bị cáo Vũ, Thủy (ảnh: CA TPHCM)

Theo hồ sơ, hai anh em Vũ và Thuỷ quen biết với Trần Minh Sáng, Phan Xô Đa và Trần Thị Xuyến thông qua hoạt động kinh doanh, mua bán đất. Từ tháng 01/2018 đến tháng 7/2018, Vũ, Thủy giao tiền cho Sáng, Đa và Xuyến để ký hợp đồng đặt cọc (viết tay) mua đất của các chủ đất tại Ấp 4, Ấp 5, xã Đông Thạnh và Ấp 2, xã Nhị Bình cùng thuộc huyện Hóc Môn. Sau khi đặt cọc tiền mua đất và chưa hoàn tất các thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất với các chủ đất nhưng Vũ đã thuê công ty đo vẽ sơ đồ quy hoạch, sơ đồ nhà đất, vẽ phân lô đất nền... và giao cho Sáng cùng môi giới chào bán cho các khách hàng.

Khi khách đồng ý mua, tùy theo từng thửa đất, nhóm Vũ, Thủy cùng nhóm Sáng hẹn khách đến văn phòng công chứng để giao dịch. Khi giao dịch, các đối tượng trên đưa cho khách xem bản phân lô, phiếu đăng ký đã gửi phòng TN&MT, hợp đồng đặt cọc mua đất… Đồng thời, hứa hẹn từ bốn đến bảy tháng sau kể từ ngày nhận tiền cọc, bên bán sẽ thực hiện đúng thủ tục tách thửa, chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất thổ cư, làm đường theo bản vẽ, xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…

Với thủ đoạn trên, các bị cáo đã ký hợp đồng nhận cọc bán đất không thuộc quyền sở hữu của mình cho 121 khách hàng và chiếm đoạt hơn 57,5 tỉ đồng.

LƯU Ý KHI MUA ĐẤT NÔNG NGHIỆP

1. Điều kiện chuyển nhượng đất nông nghiệp, đất ruộng hợp pháp?

Theo khoản 1, khoản 3 Điều 188 Luật Đất đai 2013, người sử dụng đất được thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

  • Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
  • Đất không có tranh chấp.
  • Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.
  • Trong thời hạn sử dụng đất.

Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.

2. Các trường hợp không được nhận chuyển nhượng đất

Tại Điều 191 Luật Đất đai 2013 quy định trường hợp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất:

1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất đối với trường hợp mà pháp luật không cho phép chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất.

2. Tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của hộ gia đình, cá nhân, trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

3. Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.

4. Hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng, nếu không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đó.

 

 

 

Hoàng Anh

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline