Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 28/04/2024 19:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ nhật, 28/04/2024

Trên 29.000ha lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi hạn mặn

Chủ nhật, 10/03/2024 11:03

TMO - Vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang trong cao điểm của mùa khô 2023-2024 khiến 29.260ha lúa có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn.

Theo Cục Thủy lợi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), hiện nay, xâm nhập mặn vùng ĐBSCL đang trong giai đoạn cao điểm của mùa khô 2023 - 2024 và dự báo tiếp tục duy trì ở mức cao đến hết mùa khô (tháng 4, 5). Hiện nay, vùng còn khoảng 29.260 ha lúa có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn.

Đây là diện tích vụ Đông Xuân muộn được sản xuất ngoài kế hoạch, thuộc vùng khuyến cáo không xuống giống sau ngày 15/1/2024 (Tiền Giang 1.400 ha, Bến Tre 2.500 ha, Trà Vinh 13.000 ha, Sóc Trăng 6.000 ha và Cà Mau 6.360 ha).

Cục Thủy lợi cho biết, toàn vùng có khoảng 56.260 ha lúa và 43.300 ha cây ăn trái có nguy cơ ảnh hưởng cao. Với các giải pháp đã được triển khai, hiện toàn bộ diện tích lúa trong vùng được khuyến cáo có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn đã được thu hoạch xong, không bị thiệt hại.

Hơn 29.000ha lúa vùng ĐBSCL nguy cơ bị ảnh hưởng do xâm nhập mặn.

Hiện tại đang vào giai đoạn giữa mùa khô 2023 - 2024, cao điểm của nắng nóng và xâm nhập mặn, ít có khả năng xuất hiện mưa trái mùa. Nguồn nước về đồng bằng sông Cửu Long trong tháng 3/2024 khả năng vẫn ở mức thấp, dẫn đến xâm nhập mặn vẫn ở mức cao đến hết mùa khô, có khả năng ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt.

Cục Thủy lợi cho biết, các đợt xâm nhập mặn cao dự báo xuất hiện từ ngày 7 - 13/3; ngày 24 - 28/3. Cục Thủy lợi đề nghị các địa phương tăng cường theo dõi diễn biến, dự báo nguồn nước, xâm nhập mặn để làm cơ sở tổ chức các giải pháp ứng phó phù hợp, khuyến cáo người dân tuyệt đối không xuống giống lúa ở các vùng đang tiếp tục có nguy cơ bị ảnh hưởng của xâm nhập mặn, chỉ tổ chức xuống giống khi có xuất hiện mưa, nguồn nước bảo đảm cung cấp ổn định.

Đồng thời tăng cường vận hành các công trình thuỷ lợi, tích trữ nước ngọt phục vụ sản xuất, cung cấp nguồn nước để duy trì sức sống tối thiểu của cây trong trong thời gian ảnh hưởng của xâm nhập mặn.. Bảo đảm cung cấp đủ nguồn nước sinh hoạt cho người dân, hỗ trợ người dân tổ chức lấy nước, trữ nước phục vụ sinh hoạt.

 

 

Lê Mai 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline