Hotline: 0941068156

Thứ tư, 15/05/2024 13:05

Tin nóng

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Thứ tư, 15/05/2024

“Tôi là phóng viên Tạp chí điện tử Thiên nhiên và Môi trường”

Thứ ba, 21/06/2022 11:06

Nghề báo là nghề phải đối mặt với những khó khăn, vất vả, nhọc nhằn song những ai đã trót mang nghiệp làm báo luôn sẵn sàng “dấn thân” vì nghề và họ luôn có những kỷ niệm vui, buồn trong nghề không thể nào nói hết…

Nếu có người hỏi tôi thích điều gì nhất trong nghề nghiệp của mình, tôi sẽ chẳng do dự mà nghĩ ngay đến những chuyến đi. Những chuyến công tác tại các địa phương, đặc biệt là những tỉnh vùng cao xa xôi đã giúp tôi trưởng thành hơn trong cuộc sống cũng như tích lũy thêm kinh nghiệm.

Chọn nghề báo là chọn công việc gắn liền với những chuyến đi. Đi để kịp thời nắm bắt thông tin, tuyên truyền về cuộc sống muôn màu trên mặt báo; đi để tìm đề tài, chất liệu báo chí và lắng nghe, phản ánh tâm tư, nguyện vọng của người dân. Những chuyến đi ấy đan xen nhiều cảm xúc vui, buồn. Vui bởi công việc làm báo không bó hẹp ở môi trường làm việc cố định, không lặp đi lặp lại một việc nhàm chán.

Mỗi ngày làm báo, mỗi chuyến đi với tôi là một trải nghiệm mới, được gặp gỡ các nhân vật không trùng lặp. Mỗi chuyến đi đều để lại cho tôi một cung bậc cảm xúc khác nhau và đọng lại là kiến thức, bài học kinh nghiệm giúp tôi nuôi dưỡng cảm xúc, rèn sự kiên trì, bồi đắp thêm kỹ năng nghề và trưởng thành hơn trong cuộc sống.

Nghề báo, bên cạnh những ngày vui, bên cạnh những chuyến đi mang về đầy ắp thông tin, hình ảnh đẹp về cuộc sống, thiên nhiên, môi trường, quê hương, đất nước, thì cũng không ít những chuyến đi dù có lịch hẹn trước vẫn bị từ chối làm việc, từ chối cung cấp thông tin; phóng viên gặp phải những con người có hành xử thiếu văn hóa, không tôn trọng nhà báo, coi thường luật pháp… Nhưng hơn hết, sau mỗi chuyến đi, những phóng viên như tôi đều tìm được những điều thú vị, độc đáo, tươi đẹp kể cho độc giả… Gặp những niềm vui, hình ảnh đẹp sẽ tạo thêm động lực để phóng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ, còn khi gặp nỗi buồn, mặt trái của cuộc sống là thử thách giúp người cầm bút thêm trưởng thành. Với bản thân tôi, mỗi chuyến đi giúp tôi càng thêm yêu cuộc sống, yêu nghề và yêu Tòa soạn nơi tôi đang công tác – Tạp chí điện tử Thiên nhiên và Môi trường (https://thiennhienmoitruong.vn/).

Buổi gặp mặt nhân kỷ niệm 97 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/2022)

Còn nhớ, những ngày đầu về công tác tại Tòa soạn Tạp chí điện tử Thiên nhiên và Môi trường, tôi khá bỡ ngỡ và gặp không ít khó khăn trong việc nắm bắt thông tin, đặc biệt là về tốc độ và chất lượng làm tin, bài. Tuy nhiên, được sự tạo điều kiện, giúp đỡ của lãnh đạo, Ban Biên tập cũng như các anh, chị trong Tòa soạn, dần dần tôi đã tiếp cận được công việc, nắm bắt các đầu mối, từ đó phản ánh mọi thông tin có chiều sâu hơn đi đúng với tôn chỉ, mục đích của Tòa soạn.

Tôi nhớ mãi chuyến công tác vào tháng 2/2022với bao nhiêu vất vả nhưng nhiều cảm xúc, kéo dài gần một tuần để tìm hiểu và thông tin về vấn nạn khai thác vàng trái phép tại huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng, cách Hà Nội khoảng hơn 360 km. Điều khiến tôi day dứt là mặc dù sống trên vùng đất giàu tài nguyên khoáng sản, đặc biệt là vàng, thế nhưng mặt bằng chung về đời sống của người dân còn nghèo, gặp rất nhiều nhiều khó khăn...

Ngay sau khi chúng tôi đăng tải bài viết “Xâm nhập bãi khai thác vàng trái phép”; Bảo Lâm (Cao Bằng): Dai dẳng cuộc chiến chống “vàng tặc” thông tin về tình trạng “vàng tặc” ngang nhiên lộng hành tại xã Nam Cao, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng. Ngay lập tức, UBND huyện Bảo Lâm đã thành lập Đoàn công tác gồm Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Kinh tế và Hạ Tầng, Công an huyện, UBND xã Nam Cao tiến hành kiểm tra, xử lý hoạt động khai thác khoáng sản vàng trái pháp luật trên địa bàn các xóm Đoàn Kết, Nặm Đang, xã Nam Cao (Bảo Lâm, Cao Bằng) và tiến hành lập biên bản và thu giữ nhiều máy móc, thiết bị, đầu nổ mà các đối tượng sử dụng để khai thác vàng.

Sau những thông tin mà chúng tôi cung cấp cũng như phản ánh, lãnh đạo UBND huyện Bảo Lâm Mã Gia Hãnh cũng cám ơn cơ quan báo chí đã phản ánh kịp thời để huyện nắm thông tin và xử lý.

Phóng viên Thiên Trường (áo trắng) thâm nhập điểm nóng khai thác vàng trái phép tại xã Nam Cao, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng.

Hay là mới đây, khi tìm hiểu và thông tin về vấn nạn buôn bán trái phép động vật hoang dã tràn lan trên không gian mạng. Thật đau xót khi chứng kiến những cá thể như mèo rừng, sóc bụng đỏ, sơn dương, khỉ,… Có những con vật sập bẫy chết thảm, bị dính bẫy, bị giết hại được các đối tượng đăng lên để hỏi về loài, về giá, để giao bán. Có người còn phân ra các bộ phận đầu, thân, chân, da, móng rồi chụp ảnh đăng bán. Thậm chí, có cả những loài thú rừng bị giết hại rồi để đông lạnh chờ “mối” tiêu thụ. Với tôi đó là những trăn trở với việc bảo vệ môi trường và cụ thể là đấu tranh với vấn nạn buôn bán trái pháp luật động vật hoang dã.

Có thể thấy, suốt hành trình mở cửa và hội nhập của Tạp chí điện tử Thiên nhiên và Môi trường, những phóng viên như chúng tôi sẽ nối tiếp nhau làm nghề với “cái tâm” và bằng ngọn lửa đam mê chưa bao giờ tắt. Đam mê với nghề đã giúp tôi có những sản phẩm báo chí chất lượng, tác động tích cực đến xã hội. Đây chính là động lực giúp tôi thực hiện các bài viết, phóng sự mang hơi thở cuộc sống.

Qua quá trình sống và làm việc tại Tạp chí điện tử Thiên nhiên và Môi trường, điều đọng lại với thế hệ chúng tôi là sự tự hào khi xưng danh "Tôi là phóng viên Tạp chí Thiên nhiên và Môi trường". Bởi lẽ, tờ tạp chí tuy không giàu về lương, thưởng nhưng giàu về tình người; giàu nhiệt huyết và hoài bão về một xã hội hướng thiện; giàu những trăn trở suy tư với thiên nhiên và môi trường, với những bất cập trong đời sống thường nhật.

 

Thiên Trường

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline