Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 20/04/2024 01:04

Tin nóng

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Thứ bảy, 20/04/2024

Tộc người Chứt ở bản Rào Tre

Thứ tư, 03/08/2022 23:08

TMO - Từ cuộc sống khép kín, biệt lập trong các hang động, núi đá và rừng sâu, sau khi được Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh phát hiện đưa về sống tập trung tại bản Rào Tre, giờ đây, đồng bào người dân tộc Chứt đã biết trồng trọt, chăn nuôi, cuộc sống đang dần ổn định và tiến bộ.

Dưới cái nắng hè gay gắt, vượt hàng chục cây số đường rừng, men theo những con đường ngoằn ngoèo, uốn lượn, chúng tôi cũng đặt chân đến bản Rào Tre (xã Hương Liên, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh), nơi có đồng bào người Chứt đang sinh sống. 

Bà Hồ Thị Sông người dân tộc Chứt chia sẻ với phóng viên về cuộc sống mới đổi thay từ khi được đưa về định cư tại bản Rào Tre 

Cuộc sống đổi thay sau khi rời hang đá

Nhìn từ phía xa, bao quanh là núi rừng hiểm trở, những ngôi nhà sàn san sát, xen kẽ những ngôi nhà ngói đỏ tươi núp bóng bên sườn đồi đang dần lộ ra, hé mở phần nào về cuộc sống “hoang sơ” của đồng bào nơi đây.

Đi sâu vào trong bản, là khung cảnh vắng vẻ, những ngôi nhà sàn bằng gỗ ở bản cũ và những ngôi nhà ở khu tái định cư mới xây nhìn rất kiên cố. Điều khiến chúng tôi ngạc nhiên là các ngôi nhà đều khóa chặt cửa, hầu hết vắng bóng người lớn, ở nhà chỉ có người già và lũ trẻ con.

Bà Hồ Thị Sông không biết mình năm nay bao nhiêu tuổi. Đó cũng là câu trả lời quen thuộc với thế hệ người già ở bản này. 

Sau khi tìm hiểu, chúng tôi mới biết người lớn trong bản đều đi vào rừng từ sáng sớm để chặt keo thuê và lấy mật ong đến chiều tối mới về. Bên cạnh đó, những người già trong bản chẳng ai biết mình năm nay bao nhiêu tuổi, họ chỉ biết được sinh ra trong rừng sâu, từ bao đời nay đã quen với cuộc sống du canh, du cư biệt lập với thế giới bên ngoài.

Theo tìm hiểu, người Chứt ở bản Rào Tre có nguồn gốc từ người Má Liềng, nằm lọt thỏm giữa những ngọn núi trong dãy Kà Đay và con sông Ngàn Sâu, là một tộc người lạc hậu, sống chủ yếu trong hang đá, sinh sống bằng nghề săn bắt, hái lượm.

Vào năm 1991, tộc người Chứt được phát hiện, họ là một nhóm người sống biệt lập trong rừng sâu, xa cách với thế giới bên ngoài. Sau khi phát hiện, người Chứt được đưa về sống tập trung trong những căn nhà kiên cố tại bản Rào Tre, được học tiếng kinh, được hướng dẫn cách thức sản xuất, chăn nuôi và thay đổi sinh hoạt theo lối cũ. Giờ đây đồng bào Chứt phát triển thành bản với 45 hộ và 156 nhân khẩu.

Những ngôi nhà được xây dựng kiên cố tại khu tái định cư mới ở Rào Tre. 

Hơn 30 năm thoát khỏi cuộc sống biệt lập, cuộc sống của người Chứt đang dần ổn định. Tuy nhiên, đồng bào nơi đây vẫn còn hạn chế về nhận thức cũng như trình độ hiểu biết. Họ thường quanh quẩn bên căn nhà, ít lao động sản xuất, đa phần mọi thứ đều được nhà nước hỗ trợ và các nhà hảo tâm ủng hộ.

Năm 2014, UBND tỉnh Hà Tĩnh có đề án 2571 giai đoạn 2015 - 2020 về hỗ trợ bảo tồn và phát triển đồng bào người Chứt phần nào đã đưa cuộc sống tộc người này dần ổn định và tiến bộ hơn.

Trước đây, công tác vận động người Chứt xóa bỏ tập tục hôn nhân cận huyết gặp rất nhiều khó khăn, với lối sống biệt lập trong rừng sâu, việc giao lưu, tiếp xúc với đồng bào các dân tộc khác bên ngoài còn hạn chế nên tình trạng con chị lấy con em, con dì lấy con cậu vốn dĩ rất bình thường. Vì thế, những đứa trẻ sinh ra từ cái vòng luẩn quẩn của hôn nhân cận huyết đều chậm lớn và mang trong mình những mầm mống bệnh tật ảnh hưởng đến nòi giống của người Chứt.

Vẫn còn nhiều trăn trở

Những năm gần đây, với sự quan tâm sâu sát của chính quyền các cấp, sự hướng dẫn giúp đỡ của lực lượng Biên phòng Hà Tĩnh, nhiều hoạt động nhằm kết nối, giao lưu giữa thanh niên dân tộc Chứt với thanh niên người Kinh, thanh niên dân tộc Chứt ở Quảng Bình tạo điều kiện cho họ làm quen, hẹn hò, tìm hiểu. Nhiều chính sách khuyến khích người dân tộc khác kết hôn cùng người Chứt được thực hiện đang dần xóa bỏ hủ tục hôn nhân cận huyết tồn tại lâu đời ở tộc người này. Tuy nhiên, về lâu dài vẫn còn nhiều trăn trở.

Nỗi lo hôn nhân cận huyết ở bản Rào Tre vẫn chưa hết dù đã có nhiều giải pháp tuyên truyền và chính sách hỗ trợ.  

Theo ông Phan Thanh Lê - Phó Chủ tịch UBND xã Hương Liên, hiện người dân tộc Chứt ở bản Rào Tre có 45 hộ với 156 nhân khẩu. Trong đó 29 hộ nghèo, còn lại là hộ cận nghèo. Tuy nhiên, nhờ chính sách hỗ trợ của tỉnh cũng như của một số tổ chức hảo tâm nên phần lớn bà con ở đây đã được hỗ trợ xây nhà mới. 

“So với trước đây thì cuộc sống của bà con dân tộc Chứt cũng đã có nhiều đổi mới, cũng đã xóa bỏ được nhiều tập tục lạc hậu. Một số thanh niên cũng đã biết đi vào miền nam làm công nhân, làm thuê. Tuy nhiên, về nỗi lo hôn nhân cận huyết thì vẫn chưa hết”, ông Lê nói.

Chia sẻ vấn đề này với Tạp chí điện tử Thiên nhiên và Môi trường, Trung tá Nguyễn Văn Thiên - Tổ trưởng Tổ công tác Rào Tre (Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh) cho biết, bà con dân tộc Chứt ở bản Rào Tre khoảng 30 năm trước đây, khi mới đưa ở hang đá ra họ không biết làm ruộng, gạo do chính quyền cấp phát nhưng nay nhờ biên phòng chỉ bảo nên họ đã biết làm ruộng. Không những thế, vào mùa thu hoạch, họ cũng đã biết sử dụng máy cắt cỏ để gặt lúa cho nhanh. Về văn hóa, dân trí, lớp trẻ các lứa tuổi đều được đến trường, không có nạn mù chữ.

Trường mầm non được xây dựng khang trang dành cho trẻ em tại bản Rào Tre. 

Theo Trung tá Thiên, bà con dân tộc Chứt ở bản Rào Tre hiện nay ngoài làm ruộng thì còn đi rừng lấy lâm sản phụ, một số đi khai thác rừng keo thuê cho người Kinh, một vài hộ đã nhận đất rừng tự trồng keo. Do thiếu việc làm, thu nhập thấp nên nhiều thanh niên vẫn phải vào miền nam làm thuê.

“Cách đây khoảng 4 đến 5 năm về trước tại bản Rào Tre xảy ra nhiều trường hợp kết hôn cận huyết thống. Khoảng 2 năm nay thì không có nữa. Nhưng hiện nay vẫn tiềm ẩn tái diễn hôn nhân cận huyết do tỉ lệ nam trong độ tuổi thanh niên cao gấp 3 lần nữ” - Trung tá Thiên chia sẻ. 

Theo kế hoạch vào sáng ngày mai 4/8 (tức ngày 7/7/2022 âm lịch), lễ hội Tết Lấp lỗ (Tết KLốp Lộ) của đồng bào dân tộc Chứt năm 2022 được tổ chức tại Nhà văn hóa cộng đồng bản Rào Tre (xã Hương Liên, huyện Hương Khê).

Người dân tộc Chứt đã biết trồng lúa nước và chăn nuôi.  

Tết Lấp lỗ được bà con dân tộc Chứt tổ chức vào dịp mồng 7/7 âm lịch hàng năm để cảm tạ trời đất, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, gia đình mạnh khỏe, bình an, hạnh phúc.

Bên cạnh đó, lễ hội Tết Lấp lỗ nhằm phát huy gìn giữ, lưu truyền, phổ biến những phong tục tập quán tốt đẹp về văn hóa dân gian, nghi lễ truyền thống. Đồng thời, từng bước bảo tồn phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Chứt, trở thành sản phẩm du lịch văn hóa đặc trưng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

 

 

 

Ngọc Ấn

(PV khu vực Bắc miền Trung)

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline