Hotline: 0941068156

Thứ năm, 15/05/2025 10:05

Tin nóng

Mở đợt cao điểm truy quét buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng

Đề xuất lộ trình áp dụng quy chuẩn khí thải xe mô tô, xe gắn máy

Quyết liệt triển khai Kết luận của Trung ương về ứng phó BĐKH, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

Đề xuất áp dụng quy chuẩn khí thải trước tại những nơi có nguy cơ ô nhiễm cao

Chủ đề của Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025 là “Công nghệ xanh để đại dương bền vững”

Vi phạm về môi trường trong 4 tháng đầu năm giảm mạnh

Việt Nam – Kazakhstan: Tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong nhiều lĩnh vực

Thời tiết ngày 7/5: Bắc Bộ nắng nóng cục bộ, nhiều nơi trên 38°C

[Nghị quyết 68-NQ/TW] Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm Liên bang Nga, dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng tại Nga

Quần thể nghiến cổ thụ ở Tuyên Quang được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khởi công vào cuối năm 2025

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nguy cơ cao cháy rừng ở nhiều nơi khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ

Việt Nam – Nhật Bản: Đẩy mạnh hợp tác ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu

Thúc đẩy hợp tác song phương về chuyển dịch năng lượng giữa Việt Nam và Nhật Bản

Tổng Bí thư đề xuất các định hướng hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản

Huy động doanh nghiệp có năng lực tham gia phát triển công nghiệp đường sắt

Hà Giang: 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các quốc gia đoàn kết, hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu

Thứ năm, 15/05/2025

Tín chỉ Carbon rừng mang lại khoảng 1.200 tỷ đồng trong năm 2023

Thứ tư, 03/01/2024 19:01

TMO - Việt Nam là một trong những quốc gia giàu tiềm năng về rừng, với hơn 14,7 triệu ha, đạt tỉ lệ che phủ trên 42%. Việc chuyển nhượng tín chỉ carbon của Việt Nam được các tổ chức quốc tế đánh giá rất cao.

Năm 2023, Việt Nam đã bán thành công 10,3 triệu tín chỉ carbon rừng (10,3 triệu tấn CO2) thông qua Ngân hàng Thế giới (WB) với đơn giá 5 USD/tấn, thu về 51,5 triệu USD (khoảng 1.200 tỷ đồng) và đã tiếp nhận số tiền thanh toán đợt 1 từ WB là 41,2 triệu USD, đã giải ngân toàn bộ để các tỉnh khẩn trương lập kế hoạch chi trả cho các chủ rừng thuộc 6 tỉnh Bắc Trung Bộ. Đây là bước khởi đầu về tiềm năng bán tín chỉ carbon rừng. Trong số 6 tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ, Nghệ An là tỉnh được giải ngân hơn 282 tỷ đồng, tiếp đến là Quảng Bình với hơn 235 tỷ đồng, Thanh Hóa 162 tỷ đồng, Hà Tĩnh 122 tỷ đồng, Thừa Thiên - Huế 107 tỷ đồng và tỉnh Quảng Trị hơn 51 tỷ đồng.

Theo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên - Huế, địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế có độ che phủ rừng lớn với 57,15%, đây được xác định là nguồn tài nguyên quý của địa phương. Địa phương này hiện đang thực hiện 4/5 dịch vụ môi trường rừng (DVMTR), cụ thể: Dịch vụ bảo vệ đất, hạn chế xói mòn và bồi lắng lòng hồ, lòng sông, lòng suối; điều tiết, duy trì nguồn nước cho sản xuất và đời sống xã hội; hấp thụ và lưu trữ carbon của rừng, giảm phát thải khí nhà kính từ hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý bền vững, tăng trưởng xanh; bảo vệ, duy trì vẻ đẹp cảnh quan tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học hệ sinh thái rừng cho kinh doanh dịch vụ du lịch. Tổng diện tích rừng được chi trả gần 160.000 ha/283.000 ha rừng của tỉnh (chiếm hơn 54%). Điều này góp phần giữ vững độ che phủ rừng của tỉnh (57,15%), đồng thời tạo thêm nhiều công ăn việc làm, đem lại thu nhập đáng kể cho hàng nghìn lao động vùng nông thôn, miền núi trên địa bàn.

(Ảnh minh họa)

Theo các chuyên gia, rừng khu vực Bắc Trung Bộ là vùng rừng có trữ lượng carbon rừng rất cao. Hiện nay khu vực có 16,21 triệu tấn CO2, lượng chuyển nhượng kết quả giảm phát thải theo ERPA đã ký là 10,3 triệu tấn CO2, lượng giảm phát thải còn dư: 5,91 triệu tấn CO2. Vì vậy với lượng còn thừa hiện tại chúng ta có thể thỏa thuận để bán thu nguồn kinh phí cho quốc gia, bên cạnh đó chúng ta chỉ mới thực hiện bán tín chỉ carbon rừng đối với thị trường tự nguyện quốc tế, còn chưa thực hiện thị trường bắt buộc ở trong nước đối với các cơ sở, đơn vị phát thải lớn. Chính phủ đang hoàn thiện cơ chế sàn tín chỉ carbon quốc gia, sau khi hình thành đơn giá tín chỉ carbon rừng sẽ được điều tiết theo thị trường chắc chắn đơn giá sẽ cao hơn so với 5 USD/tấn CO2 như hiện nay.

Trước đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ngân hàng Thế giới WB đã ký "Thỏa thuận giảm phát thải vùng Bắc Trung Bộ" giai đoạn 2018-2024. Thỏa thuận này được thực hiện bắt đầu từ tháng 2/2020 và thí điểm triển khai tại khu vực Bắc Trung Bộ gồm 6 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế, nơi có hơn 3,1 triệu ha đất có rừng với độ che phủ 57,4% (chiếm hơn 21,2% diện tích rừng cả nước).

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, năm 2023, diện tích rừng trồng mới tập trung cả nước ước đạt 298,2 nghìn ha, giảm 2,7% so với năm trước (quý IV/2023 đạt 103,5 nghìn ha, giảm 5%); số cây lâm nghiệp trồng phân tán đạt 116,3 triệu cây, tăng 5,2% (quý IV/2023 đạt 46,5 triệu cây, tăng 7%); sản lượng gỗ khai thác đạt 20,8 triệu m3, tăng 2,8% (quý IV/2023 đạt 6.365,1 nghìn m3, tăng 2,6%). Diện tích rừng bị thiệt hại trong năm 2023 của cả nước là 1.722,3 ha, tăng 53,5% so với năm trước, trong đó diện tích rừng bị chặt, phá là 1.047,8 ha, giảm 3%; diện tích rừng bị cháy là 674,5 ha, gấp 16,3 lần chủ yếu tập trung vào những tháng hè do thời tiết nắng nóng kéo dài.

 

 

QUỐC DŨNG

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline