Hotline: 0941068156

Thứ ba, 26/11/2024 10:11

Tin nóng

Hoà Bình: 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đa cổ thụ ở Phú Xuyên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Cảnh báo nguy cơ mưa lớn khu vực miền Trung do bão Trà Mi

Quảng Ngãi: Cấm biển từ 10h ngày hôm nay ứng phó bão Trà Mi

Thứ ba, 26/11/2024

Tiến tới thực hiện các giải pháp nhằm “xanh hóa” các dòng kênh

Thứ hai, 31/01/2022 11:01

TMO - Có thể nói, sông, kênh, rạch là tài sản vô giá của TP. Hồ Chí Minh và việc "xanh hóa" những nơi này góp phần rất quan trọng để xây dựng thành phố có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện đại, nghĩa tình như mục tiêu mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố đang chung tay thực hiện.

Thiên nhiên đã ban cho thành phố Hồ Chí Minh dòng sông Sài Gòn mềm mại, tươi mát quanh năm, cùng với đó là hệ thống kênh rạch đặc trưng của vùng Đồng bằng Nam Bộ với tổng chiều dài hơn 5.000km. Chính cảnh quan đặc thù sông nước, giàu sắc thái thiên nhiên đã làm cho thành phố Hồ Chí Minh có diện mạo “không lẫn vào đâu được” với các đô thị khác trên thế giới.

TP thực hiện nhiều giải pháp dọn sạch hệ thống các dòng kênh

Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, Tân Hóa - Lò Gốm hay Bến Nghé - Tàu Hủ có được màu xanh hôm nay đã trải qua quá trình cải tạo quy mô lớn và tốn kém. Những dòng kênh trên trước đây từng thuộc diện ô nhiễm nhất thành phố, đồng thời cũng là nơi trú ẩn của các băng nhóm tội phạm. Khi màu xanh bắt đầu xuất hiện trên các dòng kênh, nét đặc trưng của nền văn minh sông nước Nam Bộ nói chung và kênh, rạch thành phố Hồ Chí Minh nói riêng được “sống lại” sinh động.

Hội Kiến trúc sư TP. Hồ Chí Minh cho rằng, chương trình chỉnh trang đô thị và cải tạo hệ thống kênh, rạch đã đem lại cuộc sống tốt hơn cho người dân thành phố, nhất là người dân sống trong khu vực.

Hệ thống kênh Nhiêu Lộc- Thị Nghè dài gần 9km, đi qua 5 quận nội thành, được xem là “lá phổi” của trung tâm thành phố, tác động trực tiếp đến hàng triệu người dân sinh sống trong khu vực. “Kết quả này là một thành quả giàu tính nhân văn và thực sự thay đổi một phần bộ mặt cảnh quan kênh, rạch thành phố trong suốt hơn nửa thế kỷ qua, kể từ năm 1970.

Trước đây, khi dòng kênh còn bị ô nhiễm, một số người dân sống trong khu vực đã lén vứt rác sinh hoạt xuống kênh. Nhưng khi dòng kênh đã được cải tạo và "xanh hóa", người dân không còn vứt rác nữa.

Tăng cường thực hiện các giải pháp để làm sạch kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè tiến tới thực hiện "xanh hóa" hệ thống kênh tại thành phố

Thực hiện cuộc vận động “Người dân không xả rác ra đường và kênh rạch, vì thành phố sạch và giảm ngập nước”, vào cuối tuần, các phường thuộc các quận có kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè đi qua thường tổ chức các phong trào “xanh, sạch”, vận động người dân không xả rác, chống ngập, chung tay thu gom rác thải đã tạo hiệu ứng rất tích cực trong việc nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong nhân dân.

Bên cạnh vai trò cải thiện môi trường, tạo cảnh quan, góp phần bảo vệ sức khỏe người dân, các dòng kênh đã được cải tạo còn có tiềm năng trong việc đóng góp vào kinh tế của thành phố thông qua hoạt động khai thác du lịch.

Theo tính toán từ cơ quan chức năng, dự án cải tạo rạch Xuyên Tâm (quận Bình Thạnh, Gò Vấp) có tổng mức đầu tư hơn 9.300 tỷ đồng; dự án cải tạo bờ Nam kênh Đôi (quận 8) trên 9.000 tỷ đồng; dự án cải tạo kênh Hy Vọng (quận Tân Bình) khoảng 1.980 tỷ đồng; dự án cải tạo rạch Văn Thánh (quận Bình Thạnh) khoảng 1.200 tỷ đồng. Để cải tạo các kênh rạch trên, khó khăn lớn nhất hiện nay là vốn đầu tư.

Theo các chuyên gia, bài toán cốt lõi để thực hiện thành công chương trình chỉnh trang đô thị và cải tạo hệ thống kênh, rạch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh theo hình thức xã hội hóa trong đầu tư là chủ trương, đường lối cũng như các chính sách của thành phố phải có tiếng nói chung với các nhà làm quy hoạch, các chuyên gia về kinh tế - xã hội cùng với các nhà đầu tư và người dân bị ảnh hưởng.

Lãnh đạo UBND TP. Hồ Chí Minh nhấn mạnh: Trong thời gian tới, thành phố tiếp tục đẩy nhanh tiến độ cải tạo thông qua các biện pháp mang tính đột phá. Bên cạnh việc tiếp tục huy động mọi nguồn lực từ trong và ngoài nhà nước, thành phố sẽ tính toán để có thêm kinh phí đầu tư đối với những dự án mang tính cấp bách. Tất cả cũng nhằm "xanh hóa" những dòng sông, kênh, rạch nhiều nhất có thể.

 

 

Nguyễn Ngọc

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline