Hotline: 0941068156
Thứ ba, 21/01/2025 00:01
Thứ sáu, 24/06/2022 20:06
TMO – Là 1 trong 5 châu thổ sông lớn nhất thế giới với tính đa dạng sinh học cao, phong phú, vùng châu thổ đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã và đang đóng góp đáng kể vào an ninh lương thực của khu vực và thế giới.
ĐBSCL được ưu đãi với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và khu vực này có thể trở thành trung tâm nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản công nghệ cao khi Quy hoạch này được thực hiện hiệu quả. Các chuyên gia cho rằng, điều quan trọng là cần có sự tham gia và phối hợp chặt chẽ giữa các tỉnh, bộ, ban, ngành để đảm bảo sự phát triển đồng tâm hiệp lực của các tỉnh, thành phố nằm trong vùng ĐBSCL.
Ngoài ra, khu vực này cần tìm cách thu hút nhân tài, lực lượng lao động trẻ làm việc và đóng góp phát triển kinh tế địa phương. Các trung tâm đầu mối cần có khả năng cung cấp các dịch vụ giáo dục, y tế và cơ hội việc làm có chất lượng ngang bằng với các thành phố khác. Các chuyên gia nhấn mạnh: “Việc chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp truyền thống sang nông nghiệp hiện đại ở ĐBSCL là điều đáng khích lệ. Vì vậy, sản xuất các sản phẩm có chất lượng và tập trung vào chế biến sâu quan trọng hơn là việc gia tăng số lượng sản phẩm". Các hoạt động phát triển tại ĐBSCL cần phải được đánh giá mức độ rủi ro kỹ lưỡng. Việc phát triển kinh tế khu vực thượng nguồn, biến đổi khí hậu, nước biển dâng và sự phát triển thiếu đồng bộ trong vùng đồng bằng đang đặt ra những thách thức ngày càng tăng đối với sự phát triển bền vững ở ĐBSCL.
Nâng cao chất lượng các sản phẩm từ nông nghiệp.
Theo một số dẫn chứng, khu vực này đang bị sụt lún vì khai thác nước ngầm, khai thác cát và thiếu lượng phù sa do các hồ chứa ở thượng nguồn. Do đó, các biện pháp khẩn cấp phải được thực hiện để giảm thiểu rủi ro và tác động lên khu vực này. Giới chuyên gia đặc biệt quan tâm tới tầm quan trọng của việc cải thiện hệ thống logistics và vận tải trong vùng ĐBSCL thông qua việc phát triển 8 trung tâm đầu mối song hành với việc kết nối khu vực này với các tỉnh và khu vực lân cận (nơi có các cảng biển nước sâu để kết nối với các thị trường quốc tế).
Về liên kết, hợp tác quốc tế, các chuyên gia cho rằng cần tiếp tục mở rộng, thiết lập các mối quan hệ quốc tế nhằm chia sẻ kinh nghiệm, lựa chọn một số mô hình hay, phù hợp để áp dụng triển khai, trong đó tập trung vào các vấn đề như: Trồng và phục hồi rừng ngập mặn, các mô hình canh tác thích ứng với khí hậu và chuỗi giá trị nông nghiệp bền vững.
Vũ Minh
Bình luận