Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 19/01/2025 15:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Chủ nhật, 19/01/2025

Thống nhất sửa đổi Luật tài nguyên nước, đảm bảo an ninh nguồn nước quốc gia

Thứ ba, 01/02/2022 07:02

TMO - Mới đây, Chính phủ ban hành Nghị quyết 13/NQ-CP về phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 1/2022, trong đó, thống nhất sửa đổi Luật Tài nguyên nước.

Việc xây dựng Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) được kỳ vọng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả việc khai thác, sử dụng bền vững, đảm bảo an ninh nguồn nước cho hiện tại và tương lai. Đặc biệt, việc sửa đổi Luật Tài nguyên nước trong bối cảnh hiện nay là quyết sách lớn để giữ “mạch nguồn” của sự sống.

Theo Nghị quyết, Chính phủ thống nhất về sự cần thiết và mục tiêu sửa đổi Luật Tài nguyên nước để giải quyết các vướng mắc do quy định hiện hành về tài nguyên nước; cập nhật, thể chế hóa quan điểm, chủ trương mới của Đảng và Nhà nước về quản lý, bảo vệ tài nguyên nước; nghiên cứu bố sung, hoàn thiện các chính sách quản lý, kiểm soát, điều tiết toàn diện, thống nhất quản lý Nhà nước về tài nguyên nước; có kế hoạch truyền thông tốt để tạo sự đồng thuận.

Ảnh minh họa

Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan nghiên cứu tiếp thu đầy đủ ý kiến của các Thành viên Chính phủ và hoàn thiện các chính sách cụ thể theo hướng làm rõ nội hàm khái niệm "an ninh nguồn nước" và "an ninh tài nguyên nước"; đánh giá kỹ tác động, hoàn thiện chính sách về an ninh tài nguyên nước; nghiên cứu, kế thừa nội dung của một số để án liên quan đến an ninh tài nguyên nước đang được cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định hoặc đã được phê duyệt để bảo đảm tính thống nhất, khả thi.

Đồng thời, việc xã hội hóa một số lĩnh vực tài nguyên nước cần bảo đắm ổn định phúc lợi chung cho xã hội, nhất là hạ tầng cấp nước sinh hoạt, tránh lợi dụng cơ chế làm thất thoát tài sản Nhà nước. Đồng thời, phân cấp rõ ràng cho các địa phương, bảo đảm quản lý Nhà nước thống nhất, không chồng chéo giữa các Bộ, bảo đảm tính đồng bộ của hệ thống pháp luật; tổ chức lấy ý kiến các bộ, ngành, địa phương, các chuyên gia, nhà khoa học trong quá trình soạn thảo luật, bảo đảm tính khả thi, làm tốt công tác truyền thông.

Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp thu, hoàn thiện hồ sơ Đề nghị xây dựng Luật theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, gửi Bộ Tư pháp để tổng hợp dự án Luật này vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023.

Thực tế hiện nay cho thấy vấn đề bảo đảm an ninh tài nguyên nước quốc gia chưa được quy định trong Luật, trong khi tài nguyên nước của nước ta đang phải chịu nhiều thách thức như phụ thuộc lớn vào nước ngoài; phân bố nước không đều theo không gian, thời gian; tác động của biến đổi khí hậu; suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước; mâu thuẫn sử dụng nước trên lưu vực sông; khả năng tiếp cận nước sạch an toàn chưa cao; hiệu quả sử dụng nước thấp.…

Với sự thay đổi của các cơ chế chính sách về xã hội hóa, về tài chính, chúng tôi hy vọng sẽ huy động được các nguồn lực xã hội “chung tay” bảo vệ tài nguyên nước cả về số lượng và chất lượng, khôi phục được các dòng sông “chết,” bảo đảm công bằng trong khai thác, sử dụng nước của các ngành; nâng cao mức bảo đảm an ninh tài nguyên nước quốc gia, bảo vệ môi trường, hệ sinh thái các dòng sông và các giá trị văn hóa gắn liền với nước của nhân dân Việt Nam.

 

 

Ngọc Linh

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline