Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 27/04/2024 14:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 27/04/2024

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ hai, 25/03/2024 09:03

TMO - 3 cây muỗm, 2 cây đa cổ thụ từ 200-350 năm tuổi tại làng cổ Khúc Thuỷ, xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, TP.Hà Nội được công nhận là Cây Di sản Việt Nam. 

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã ban hành Quyết định công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với 3 cây muỗm và 2 cây đa cổ thụ từ 200-350 năm tuổi tại làng cổ Khúc Thuỷ, xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội. 5 cây cổ thụ trên được trồng tại khu vực trước cửa Đình và Miếu thờ ngài Trần Thông (con trai Trần Khát Chân - danh tướng thời nhà Trần). 

5 cây cổ thụ tại làng cổ Khúc Thuỷ xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, TP.Hà Nội vừa được công nhận Cây Di sản Việt Nam (Ảnh minh họa: DT).

Trước đó, vào sáng 24/3, chính quyền địa phương đã long trọng tổ chức Lễ đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam với sự tham gia của lãnh đạo Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam; đại diện lãnh đạo huyện Thanh Oai, xã Cự Khê và đông đảo người dân địa phương.  

Phát biểu tại buổi lễ, TS.Nguyễn Ngọc Sinh, Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã giới thiệu khái quát về phong trào Bảo tồn Cây Di sản trong 14 năm qua; đồng thời đọc bài thơ “ Cây Di sản” với hy vọng địa phương sẽ giữ gìn lâu dài 5 cây cổ thụ vừa được công nhận Cây Di sản để bảo vệ cảnh quan môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học.  

Đại diện chính quyền địa phương cho biết, sự kiện vinh danh Cây Di sản có ý nghĩa quan trọng, tôn thêm ý nghĩa lịch sử của khu di tích nơi các cây cổ thụ được trồng, góp phần phát triển kinh tế du lịch, nâng cao nhận thức cho cộng đồng trong việc bảo vệ di tích văn hóa, lịch sử cũng như môi trường. Lãnh đạo địa phương bày tỏ quyết tâm sẽ vận động các cấp, người dân, cùng chung tay chăm sóc, giữ gìn cây xanh, đặc biệt là 05 cây cổ thụ vừa được vinh danh Cây Di sản Việt Nam.

Tại buổi Lễ công nhận Cây Di sản Việt Nam, UBND xã Cự Khê đã công bố Quyết định thành lập Ban quản lý, chăm sóc Cây Di sản, gồm 18 thành viên là đại diện các ban ngành, đoàn thể của địa phương, do Phó Chủ tịch UBND xã làm Trưởng Ban. Như vậy, từ đầu năm 2024 đến nay, xã Cự Khê đã có 16 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam.  

Mời bạn đọc tham gia Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024. Theo đó, cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024 do Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam phát động. Đối tượng dự thi là người viết chuyên và không chuyên trong và ngoài nước. Tác phẩm dự thi là bài viết về chủ đề “Cây Di sản Việt Nam”. Những tác phẩm, bài viết về Cây Di sản Việt Nam đã được đăng tải trên các phương tiện truyền thông nhưng chưa tham gia cuộc thi nào vẫn đủ điều kiện tham gia cuộc thi này.

Thời gian tiếp nhận tác phẩm dự thi: Từ ngày 15/3/2024 đến hết ngày 30/9/2024. Lễ trao giải được tổ chức vào cuối tháng 11/2024. Tác phẩm dự thi được gửi đến Ban tổ chức đồng thời theo 2 địa chỉ: Qua đường chuyển phát nhanh: Tạp chí điện tử Thiên nhiên và Môi trường (Tầng 2, số 348 đường Bưởi, Ba Đình, Hà Nội).

E-mail: Caydisanvietnam@gmail.com

Cơ cấu giải thưởng gồm 23 giải:

01 Giải đặc biệt trị giá 20.000.000 đồng, kèm Giấy xác nhận đạt giải.

02 Giải A: Trị giá mỗi giải 10.000.000 đồng, kèm Giấy xác nhận đạt giải

05 Giải B: Trị giá mỗi giải 5.000.000đ, kèm Giấy xác nhận đạt giải.

15 Giải C: Trị giá mỗi giải 2.000.000đ, kèm Giấy xác nhận đạt giải. 

 

 

Thu Phương

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline