Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 20/04/2025 07:04

Tin nóng

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

P4G được kỳ vọng trở thành ‘vườn ươm ý tưởng’ về tăng trưởng xanh

Tổng Bí thư: Thể chế xanh là nền tảng quyết định, công nghệ xanh là động lực đột phá

Lễ đón các đoàn khách quốc tế dự Hội nghị P4G 2025

Nhiều nước muốn áp dụng cơ chế giao dịch tín chỉ carbon với vận tải biển

P4G – Dịp để Việt Nam khẳng định cam kết chuyển đổi xanh, phát triển bền vững

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Những nổi bật trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc

Trung ương thống nhất cả nước có 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập

Gần 150 cây cổ thụ đủ tiêu chuẩn công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Tây Ban Nha: Hướng đến quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Quảng Nam: Găng néo gần 700 năm tuổi được công nhận Cây di sản Việt Nam

Công trình, nhà ở khu vực vùng núi cần tính toán tác động thiên tai

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Chủ nhật, 20/04/2025

Thanh Hoá: Dự kiến còn 166 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Thứ bảy, 19/04/2025 13:04

TMO - Ngày 18/4, Tỉnh ủy Thanh Hóa tổ chức hội nghị triển khai sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã. Theo phương án sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp xã của tỉnh Thanh Hóa, dự kiến sẽ còn 166 ĐVHC cấp xã.

Được biết, tỉnh Thanh Hóa hiện có diện tích tự nhiên 11.114,71 km2, quy mô dân số 4.320.947 người, có 26 ĐVHC cấp huyện gồm 2 thành phố, 2 thị xã và 22 huyện, trong đó có 11 huyện thuộc khu vực vùng cao, miền núi; 547 ĐVHC cấp xã gồm 63 phường, 32 thị trấn, 452 xã, trong đó có 16 xã, thị trấn biên giới.

Theo phương án sắp xếp ĐVHC cấp xã của tỉnh Thanh Hóa, sẽ thực hiện sắp xếp 529 ĐVHC cấp xã (gồm 435 xã, 63 phường, 31 thị trấn) thành 166 ĐVHC cấp xã mới gồm: 18 phường và 148 xã (73 xã đồng bằng, 75 xã miền núi). Số xã, thị trấn giáp nước bạn Lào là 16 đơn vị. Toàn tỉnh giảm 381 ĐVHC cấp xã so với hiện nay, tương ứng giảm 69,65%.

Trong Đề án, Ban Thường vụ Đảng ủy UBND tỉnh đề nghị không thực hiện sắp xếp đối với 18 ĐVHC cấp xã gồm: 12/16 xã biên giới giáp Lào và 6 xã thuộc khu vực miền núi, vùng cao, với lý do: Thực hiện định hướng giữ ổn định số lượng xã, thị trấn biên giới giáp nước bạn Lào để không ảnh hưởng đến quốc phòng - an ninh và bảo vệ chủ quyền quốc gia.

Trong đó 12 xã, thị trấn biên giới không sắp xếp; sắp xếp 4 xã biên giới với các xã, thị trấn không phải là biên giới để thụ hưởng chính sách của khu vực biên giới. Không sắp xếp đối với 6 xã vùng núi, miền núi cao có diện tích rộng, địa hình đồi núi, chia cắt, kết nối giao thông còn nhiều hạn chế, có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.

Các đại biểu tham dự hội nghị.

Tại hội nghị, các đồng chí lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo các huyện, thị xã, thành phố đã phân tích làm rõ phương án về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của từng huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, nêu lên những vấn đề trong công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã tại các địa phương.

Kết luận hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Nguyễn Doãn Anh nhấn mạnh: Việc sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị là quyết sách chiến lược chưa từng có với mục tiêu cao nhất vì sự phát triển nhanh, ổn định, bền vững của đất nước, chăm lo tốt hơn đời sống của Nhân dân, xây dựng bộ máy chính quyền tinh gọn, chuyển từ quản lý thụ động sang chủ động phục vụ Nhân dân, kiến tạo phát triển, đủ năng lực tổ chức triển khai có hiệu quả các chủ trương của Đảng vào thực tiễn cuộc sống trong kỷ nguyên phát triển thịnh vượng.

Việc sắp xếp đơn vị hành chính địa phương lần này được xây dựng trên tinh thần khoa học, đột phá, sáng tạo, bám sát thực tiễn với tầm nhìn xa, trông rộng, ít nhất là 100 năm, bảo đảm hình thành và mở rộng không gian phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa mới phù hợp cho phát triển đất nước.

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy cũng nhấn mạnh: Ban Thường vụ Tỉnh ủy đánh giá cao tinh thần trách nhiệm, sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan, đơn vị liên quan trong quá trình xây dựng Đề án. Đề nghị các cơ quan, đơn vị, các đồng chí tiếp tục phát huy tinh thần trách nhiệm, chủ động, sáng tạo để hoàn thiện Đề án, bảo đảm đầy đủ căn cứ pháp lý, tính khả thi và phù hợp thực tiễn. Theo đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy thống nhất dự kiến thực hiện sắp xếp 547 đơn vị hành chính cấp xã thành 166 đơn vị hành chính cấp xã mới. Toàn tỉnh giảm 381 đơn vị hành chính cấp xã so với hiện nay, tương ứng giảm 69,65%.

Để tiếp tục triển khai thực hiện Đề án đúng quy định, tiến độ và đạt hiệu quả cao, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy giao Ban Thường vụ Đảng ủy UBND tỉnh tiếp thu tối đa các ý kiến hợp lý, xác đáng tại hội nghị để hoàn chỉnh Đề án; đồng thời thực hiện đầy đủ thủ tục, quy trình các bước để xin ý kiến cử tri, Nhân dân trên địa bàn tỉnh, báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy, HĐND tỉnh và báo cáo Chính phủ trước ngày 1/5/2025. Trong đó lưu ý, khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã cần xây dựng các phương án để thực hiện đồng bộ.

Các đồng chí Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa biểu quyết thông qua nghị quyết hội nghị.

Giao Ban Tổ chức Tỉnh ủy tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Quy định về bố trí nhân sự cấp ủy ở các xã, phường thành lập mới; Đề án kết thúc hoạt động của các đảng bộ huyện, thị xã, thành phố; Đề án thành lập đảng bộ xã, phường trực thuộc Tỉnh ủy đồng bộ với sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, báo cáo Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh.

Tham mưu tổ chức bộ máy các cơ quan Đảng, MTTQ các xã, phường thành lập mới. Đồng thời tham mưu chỉ định ban chấp hành, ban thường vụ, bí thư, phó bí thư, ủy ban kiểm tra đồng thời với quyết định thành lập đảng bộ xã, phường trực thuộc Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025 sau khi sáp nhập, hợp nhất các đơn vị hành chính; phương án bố trí cán bộ chủ chốt cấp xã: bí thư, phó bí thư, chủ tịch HĐND, UBND; phó chủ tịch HĐND, phó chủ tịch UBND cấp xã.

Tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh ủy triển khai, cụ thể hóa các quy định mới của Trung ương về tổ chức bộ máy, về phân cấp và bổ nhiệm giới thiệu cán bộ ứng cử, quy hoạch cán bộ...

Bí thư Tỉnh uỷ Thanh Hoá Nguyễn Doãn Anh phát biểu tại hội nghị. 

Giao Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy tổ chức tuyên truyền sâu rộng, tạo sự thống nhất cao trong nhận thức và hành động của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận trong Nhân dân về sự cần thiết, ý nghĩa và lộ trình sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập cấp xã, tổ chức chính quyền địa phương hai cấp. Chủ động định hướng dư luận, kịp thời xử lý các thông tin không chính xác, tạo môi trường ổn định để triển khai hiệu quả Đề án.

Ban Thường vụ các huyện, thị, thành ủy lãnh đạo, chỉ đạo HĐND cấp xã, cấp huyện thông qua Đề án sắp xếp ĐVHC cấp xã theo thẩm quyền. Phối hợp với Ban Tổ chức Tỉnh ủy và các cơ quan liên quan chuẩn bị phương án nhân sự cấp uỷ, ban thường vụ cấp uỷ và định hướng phân công cấp uỷ viên, uỷ viên ban thường vụ cấp ủy xã, phường dự kiến sáp nhập, hợp nhất, thành lập mới.

 

Hoài Thu

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline