Hotline: 0941068156

Thứ năm, 25/04/2024 17:04

Tin nóng

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Thứ năm, 25/04/2024

Thái Nguyên xử lý kịp thời vụ khai thác rừng phòng hộ trái phép

Thứ bảy, 15/01/2022 17:01

TMO - Qua báo cáo nhanh của Hạt Kiểm lâm rừng ATK Định Hóa, diện tích rừng bị khai thác trái phép là 0,345ha ở lô 1, khoảnh 9, tiểu khu 8 thuộc quy hoạch rừng phòng hộ xã Lam Vỹ.

Sau khi nhận được tin báo của quần chúng nhân dân, Hạt Kiểm lâm rừng ATK Định Hóa đã phối hợp cùng chính quyền địa phương khẩn trương vào cuộc xử lý một vụ khai thác rừng trái phép tại xóm Văn La 2, xã Lam Vỹ, huyện Định Hóa (tỉnh Thái Nguyên).

Theo hồ sơ giao đất lâm nghiệp của chính quyền địa phương, khu vực rừng này ở trạng thái IIA, mục đích sử dụng là nuôi dưỡng. Diện tích rừng bị khai thác trái phép hiện do bà Hà Thị Thới, sinh năm 1964 là người trực tiếp quản lý và bảo vệ rừng. Hiện trường rừng trước khi bị khai thác chủ yếu là cây bồ đề do gia đình tự trồng và cây gỗ tự nhiên mọc tái sinh.

Ảnh minh họa

Kết quả kiểm tra hiện trường rừng sau khi bị khai thác trái phép cho thấy có 36 cây gỗ bị cắt hạ, trong đó 5 cây có đường kính gốc dưới 20cm, 21 cây đường kính gốc từ 20 đến 30cm, 10 cây đường kính gốc trên 30cm. Số lượng gỗ khai thác trái phép thu được gồm 205 khúc các loại có chiều dài từ 1m đến 2m, tổng khối lượng khoảng 13m3 và đang được tạm giữ tại Hạt Kiểm lâm rừng ATK Định Hóa

Tại thời điểm kiểm tra, tổ công tác không phát hiện có người tại hiện trường nên chưa xác định được đối tượng khai thác rừng trái phép.

Tuy nhiên, theo biên bản ghi lời khai của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Định Hóa với chủ rừng, từ cuối tháng 12/2021, bà Hà Thị Thời có bán gỗ bồ đề và gỗ trẩu tại địa điểm bị khai thác cho một người tên Hùng ở xã Quy Kỳ, huyện Định Hóa với giá là 6 triệu đồng nhưng không có hợp đồng mua bán. Bà Hà Thị Thời cũng không nắm được ông Hùng đã khai thác hay chưa...

Từ những kết quả xác minh ban đầu, Hạt Kiểm lâm rừng ATK Định Hóa phối hợp với các cơ quan chức năng của huyện và Ủy ban Nhân dân xã Lam Vỹ tiếp tục điều tra, xác minh đổi tượng vi phạm để xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền cho người dân về Luật lâm nghiệp và các quy định về công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng; chỉ đạo lực lượng kiểm lâm tăng cường tuần tra, kiểm tra các khu vực rừng phòng hộ, đặc dụng, khu vực rừng trọng điểm, kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm.

 

 

Nguyễn Ngọc

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline