Hotline: 0941068156

Thứ ba, 14/05/2024 11:05

Tin nóng

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Thứ ba, 14/05/2024

Thái Lan: Ô nhiễm bụi mịn nghiêm trọng tại Bangkok

Thứ ba, 16/01/2024 07:01

TMO - Cục Kiểm soát ô nhiễm (PCD) thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường Thái Lan đã cảnh báo người dân Bangkok chuẩn bị ứng phó với mức độ gia tăng của của tình trạng ô nhiễm bụi mịn sẽ tiếp tục xấu đi trong những ngày tới.

Cục Kiểm soát ô nhiễm quốc gia này cho biết, nồng độ chất ô nhiễm PM2.5 tăng cao là do sự lưu thông không khí kém ở nhiều khu vực của thủ đô, sự kết hợp của áp suất khí quyển thấp và mô hình gió thay đổi trong khu vực. Điều này đã dẫn đến sự tích tụ chất ô nhiễm trên nhiều khu vực ở thủ đô. Trước tình trạng này, Bộ Tài nguyên và Môi trường Thái Lan đang kêu gọi người dân Bangkok làm việc tại nhà cho đến hết ngày 17.1, để tránh tình trạng ô nhiễm không khí tồi tệ nhất.

Chính quyền Đô thị Bangkok (BMA) đang tăng cường kiểm tra tất cả các nguồn gây ô nhiễm ở thủ đô. Tòa thị chính cũng đã yêu cầu các trường bố trí phòng "không bụi" tại tất cả các trường mẫu giáo và trường học dưới sự giám sát của BMA. Các cơ quan và công ty nhà nước cũng được khuyến khích cho phép nhân viên làm việc tại nhà, do việc đi lại cũng là nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí trên toàn thủ đô. Ngoài ra, chính phủ Thái Lan cũng đã triển khai giảm giá lên tới 55% cho những ai muốn thay dầu động cơ và bộ lọc dầu như một phần trong nỗ lực giúp hạn chế ô nhiễm.

Ô nhiễm bụi mịn nghiêm trọng tại Bangkok. 

Trước đó, từ ngày 14/1, 33 quận ở Bangkok đã báo cáo mức độ ô nhiễm có hại nghiêm trọng, với mức PM2,5 ở các quận này vượt quá ngưỡng phơi nhiễm an toàn của PCD là 37,5 µg/m³. Các huyện này bao gồm các huyện Phra Khanong, Don Muang, Lak Si, Bang Na, Prawet, Klong Toey, Suan Luang và Sai Mai. Mức PM2.5 tại 34 tỉnh thành khác, chủ yếu ở miền Bắc và miền Trung cũng vượt tiêu chuẩn an toàn.

Trong khi đó, ở Chiang Mai, nông dân được khuyến khích chỉ cày đất để dọn sạch ruộng lúa trước mùa trồng trọt sắp tới, thay vì đốt rơm rạ góp phần gây ô nhiễm khói mù. Những nông dân không có máy kéo để cày được yêu cầu đăng ký trên ứng dụng "Fire-D" - ứng dụng được phát minh để theo dõi cháy rừng.

Thống đốc Chiang Mai Nitirat Pongsitthithaworn cho biết, ông đã chỉ đạo các cơ quan bố trí máy kéo cho những nông dân và một ngân sách cũng sẽ được phân bổ để họ mua nhiên liệu cho máy kéo. Ban đầu, việc đốt rơm rạ dự kiến sẽ ảnh hưởng đến hơn 100.000 rai đất nông nghiệp nhưng sau khi đàm phán, nhiều nông dân đã quyết định thay đổi ý định, đồng ý ngừng đốt và sử dụng các phương pháp khác để loại bỏ rơm rạ. 

Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã yêu cầu Tổng Thư ký ASEAN kêu gọi tất cả các nước trong Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng ngăn chặn cháy rừng bằng cách ngăn chặn các hoạt động góp phần gây ra khói mù xuyên biên giới, chẳng hạn như phát nương làm rẫy. Cơ quan Phát triển công nghệ địa tin học và vũ trụ (GISTDA) hiện đang làm việc với Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia Thái Lan, Cục Kiểm soát Ô nhiễm, Đại học Kasetsart và Đại học Chiang Mai để theo dõi tình hình PM2.5 ở thủ đô Bangkok.

 

 

Minh Đức

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline