Hotline: 0941068156

Thứ năm, 15/05/2025 10:05

Tin nóng

Mở đợt cao điểm truy quét buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng

Đề xuất lộ trình áp dụng quy chuẩn khí thải xe mô tô, xe gắn máy

Quyết liệt triển khai Kết luận của Trung ương về ứng phó BĐKH, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

Đề xuất áp dụng quy chuẩn khí thải trước tại những nơi có nguy cơ ô nhiễm cao

Chủ đề của Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025 là “Công nghệ xanh để đại dương bền vững”

Vi phạm về môi trường trong 4 tháng đầu năm giảm mạnh

Việt Nam – Kazakhstan: Tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong nhiều lĩnh vực

Thời tiết ngày 7/5: Bắc Bộ nắng nóng cục bộ, nhiều nơi trên 38°C

[Nghị quyết 68-NQ/TW] Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm Liên bang Nga, dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng tại Nga

Quần thể nghiến cổ thụ ở Tuyên Quang được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khởi công vào cuối năm 2025

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nguy cơ cao cháy rừng ở nhiều nơi khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ

Việt Nam – Nhật Bản: Đẩy mạnh hợp tác ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu

Thúc đẩy hợp tác song phương về chuyển dịch năng lượng giữa Việt Nam và Nhật Bản

Tổng Bí thư đề xuất các định hướng hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản

Huy động doanh nghiệp có năng lực tham gia phát triển công nghiệp đường sắt

Hà Giang: 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các quốc gia đoàn kết, hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu

Thứ năm, 15/05/2025

Tây Bắc mùa ban nở

Thứ sáu, 18/03/2022 10:03

TMO - Mỗi độ tháng 3, các tỉnh vùng Tây Bắc lại được thay màu áo mới, màu trắng tinh khiết của loài hoa ban. Mỗi tuyến phố, rẻo cao ngập tràn sắc trắng tím, hương thơm nồng say của loài hoa biểu tượng của dân tộc Thái vùng Tây Bắc.

Trước đây, loài hoa ban vốn chỉ sin‌h sống ở trên những triền đồi, khu rừng hiể‌m trở, phù hợp với khí hậu khô nón‌g, nhưng những năm gần đây, loài hoa ban đã hiện hữu trên khắp các nẻo đường của các khu dân cư đông đúc. Hàng năm, vào dịp tháng 3, hoa ban nở dọc các con đường, tạo nên bứ‌c tra‌nh thiên nhiên thơ mộng, trữ tìn‌h, thu hú‌t hàng ngàn người dân và du khách, bạn bè muôn phương đến thưởng lãm vẻ đẹp của loài hoa ban, ghi lại những tấm hình, những khoảnh khắc ấn tượng, thưởng thức những nét độ‌c đáo của văn hóa truyền thống các dân tộc vùng Tây Bắc.

Từ Hòa Bình, rồi Sơn La, Ðiện Biên…như lạc vào một giấc mơ tươi đẹp, một xứ sở thần tiên với sắc xanh của rừng núi ngút ngàn được điểm tô bằng sắc hoa ban tinh khôi. Người yêu nghệ thuật say mê hoa ban trong những áng văn Nguyễn Tuân thế kỷ trước hay "hoa ban nở thành người con gái Thái" trong câu thơ Trần Mạnh Hảo "Gửi Lai Châu", thuộc lòng những câu hát trắng rừng hoa ban trong "Phiên chợ ngày xuân", "Thơ tình của núi", "Về miền hoa ban"... Kẻ ưa xê dịch thì như bị "bỏ bùa" bởi những dốc Tà Lèng, đường Tây Trang, đỉnh Pha Ðin rực rỡ bao mùa hoa. Giờ người ta mang cây ban về trồng khá nhiều dưới miền xuôi, ở các đại lộ, các đô thị, nhưng được thưởng ngoạn loài hoa biểu tượng của Tây Bắc trên chính quê hương của nó vẫn đem lại những cảm xúc diệu kỳ không gì sánh nổi.

Cây ban thân mộc, dáng khẳng khiu. Mùa đông cây trút hết lá, dồn nhựa vào thân, đợi sang xuân đâm chồi nảy lộc. Lá ban mọc cách, không xếp thành tán và không rậm rạp như các loài cây khác. Trong con mắt những kẻ lãng mạn, chiếc lá ban trông rất giống hình một trái tim, nụ hoa thì thon thon, mềm mại như búp tay người con gái. Khi bừng nở, những cánh hoa trắng muốt ôm lấy nhụy cánh tiên phớt hồng tím, khẽ rung rinh trong gió tựa như những cánh bướm. Hương hoa chỉ khẽ thoang thoảng, phơn phớt, nhưng lưu lại rất lâu. Sức sống của cây ban cũng rất mãnh liệt, dù trên đồi cỏ gianh khô cằn hay bám vào vách đá cheo leo, hoặc dưới những thung sâu hút tầm mắt, đều có thể bắt gặp những trảng hoa ban trắng trong mơ màng, thỉnh thoảng xen lẫn một vài cây ban đỏ hoặc sắc hoa gạo đỏ nổi bật.

Hoa ban gắn liền với đời sống vật chất và tinh thần của người Thái, tượng trưng cho những quan niệm tốt đẹp như tình yêu đôi lứa thủy chung, lòng hiếu thảo của thế hệ sau với thế hệ trước.

Ðến với vùng cao dịp này sẽ được thưởng thức những sản vật của rừng và xoay trong điệu xòe, điệu sạp bên ánh lửa bập bùng của những đêm hội bản. Hình ảnh cánh hoa ban trắng mỏng manh cài trên mái tóc huyền như hòa lẫn với hàng khuy bướm lấp lánh trên áo cóm của các cô gái Thái, là một vẻ đẹp đơn sơ giản dị mà khó quên.

Đối với các bản của người Thái, hoa ban không chỉ đẹp mà còn ngon. Nghe có vẻ lạ, nhưng người dân xứ này bao đời nay đã tìm ra những cách dùng hoa ban nấu canh, làm nộm, xào thịt hoặc đồ lên chấm với dấm ớt măng chua, hết sức ngon lành, bổ dưỡng. Ðó là đặc điểm riêng của hoa ban mà nhiều loài hoa khác không có được. Cùng với quả mã tàng, hạt mắc khén, rau vón vén, hoa ban góp thêm phong vị núi rừng vào mâm cơm đãi khách của gia chủ người Thái, vừa đẹp mắt, vừa ngon miệng.

Nguyên liệu làm món nộm hoa ban trứ danh không mấy cầu kỳ, chỉ gồm lá, hoa, cá suối nướng, tương, giềng và gia vị. Hoa ban luộc chín để nguội, ướp tương, giềng, muối, ớt, tỏi, mùi tàu, húng, mắc khén. Rồi đem trộn nhẹ nhàng, đều tay với thịt cá nướng than hoa xé nhỏ, cho đến lúc ngấm là có thể bày ra đĩa thưởng thức. Nhấp chén rượu cay nồng cùng món nộm hoa ban rừng độc đáo trong tiết trời cuối xuân, chắc hẳn sẽ còn lưu luyến mãi về ẩm thực và con người hiếu khách nơi đây.

Khi hoa đào, hoa mận đã dần phai thì hoa ban đua nở thắp sáng núi rừng Tây Bắc, lòng người lại náo nức muốn thêm một lần được về xứ hoa ban, gặp hội Xên bản, Xên mường, hòa mình vào những điệu hát giao duyên trên thuyền xuôi sông Ðà, sông Mã. Trong ký ức của người đi xa, cùng với nỗi nhớ mường nhớ bản, nhớ rừng núi thân yêu, còn có nỗi nhớ da diết, nỗi nhớ mùa hoa ban.

 

 

Ban Mai

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline