Hotline: 0941068156
Thứ ba, 21/01/2025 07:01
Thứ ba, 10/05/2022 20:05
TMO – Tính đến ngày 15/4/2022, đã có 61/63 tỉnh, thành phố báo cáo hiện trạng vi phạm và xử lý vi phạm phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các vi phạm tập trung chủ yếu ở khu vực gồm: Đồng bằng sông Cửu Long với 26.119 vụ, chiếm 50,39% trên tổng số vụ vi phạm cả nước, trong đó, An Giang chiếm gần 97% số vụ vi phạm tại đồng bằng sông Cửu Long. Tiếp đến là đồng bằng sông Hồng với 10.084 vụ vi phạm chiếm tỷ lệ 19,46% trên tổng số vụ vi phạm trên cả nước. Bắc Trung Bộ với 9.525 vụ, chiếm 18,38%; các khu vực còn lại tình hình vu phạm ở mức ừ 2,2% đến 5,9%.
Các vi phạm phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi chính như sau: Vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi có 46.012 vi phạm, chiếm 88,8% tổng số vụ vi phạm; vi phạm quy định đổ rác thải, chất thải, xả nước thải vào công trình thủy lợi có 2.612 vi phạm, chiếm 5,04% tổng số vụ vi phạm; Vi phạm gây cản trở dòng chảu của công trình thủy lợi có 2.652 vi phạm, chiếm 5,12% tổng số vụ vi phạm. Ngoài ra, còn có các vi phạm quy định về vận hành công trình thủy lợi; sử dụng thiết bị thuộc công trình thủy lợi;…
Nhiều công trình thủy lợi góp phần không nhỏ trong khắc phục hạn hán.
Quá trình triển khai, các địa phương đã có nhiều cố gắng trong phát hiện, xử lý vi phạm. Tuy vậy, tình hình vi phạm công trình thủy lợi còn diễn biến phức tạp, một số địa phương có số vụ vi phạm lớn (trên 1.000 vụ), tỉ lệ các vụ vi phạm đã được xử lý chưa cao. Tổng hợp báo cáo của 61/63 tỉnh, thành cả nước cho thấy, đã xử lý được 34.395 vụ chiếm 66,37%, còn tồn đọng 17.432 cụ (chiếm 33,63%). Nhiều vụ vi phạm chưa được xử lý kịp thời làm ảnh hưởng đến việc vận hành, an toàn công trình và làm ô nhiễm nước trong công trình thủy lợi.
Nguyên nhân chủ yếu của tồn tại nêu trên là do sự phối hợp của các cơ quan chức năng trong kiểm tra, xử lý vi phạm còn hạn chế, thiếu sự chỉ đạo quyết liệt của chính quyền các cấp, nhiều công trình thủy lợi chưa được cắm mốc chỉ giới bảo vệ, công tác phổ biến, tuyên truyền pháp luật về bảo vệ công trình thủy lợi chưa được quan tâm.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các Sở, ngành liên quan, UBND các huyện và Công ty Khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá và xử lý các vi phạm trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi thuộc địa bàn được giao phụ trách; kiên quyết xử lý dứt điểm, đúng quy định của pháp luật các vụ việc tồn đọng, đặc biệt các vụ việc vi phạm nghiêm trọng ảnh hưởng đến an toàn công trình thủy lợi, gây bức xúc trong dư luận.
Tăng cường giám sát, kiểm tra trách nhiệm người đứng đầu các cấp, các ngành trong việc thực hiện công tác bảo vệ, xử lý vi phạm công trình thủy lợi theo quy định. Tiếp tục triển khai thực hiện việc cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi và bàn giao mốc chỉ giới cho UBND cấp xã nơi có công trình để phối hợp quản lý, bảo vệ.
Chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt của các khu đô thị, khu dân cư nông thôn tập trung, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, sản xuất tiểu thủ công nghiệp, làng nghề trên địa bàn theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trước khi xả vào công trình thủy lợi.
Vũ Minh
Bình luận