Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 29/03/2024 22:03

Tin nóng

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Giờ Trái đất 2024: Lan tỏa thông điệp “Tiết kiệm điện – Thành thói quen”

Hà Nội: 2 bách xanh cổ thụ hơn 300 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đề xuất 3 nhóm nội dung Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025

Hải Dương: Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bàng cổ thụ trên 100 năm ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 29/03/2024

Tài nguyên quốc gia đa bị xâm phạm và trục lợi

Thứ hai, 21/02/2022 09:02

TMO - Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là nguồn nội lực, nguồn vốn to lớn của đất nước, có ý nghĩa kinh tế-xã hội sâu sắc trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện chủ sở hữu.

Thời gian qua, nhiều địa phương, đất đai lại được các nhóm lợi ích ban phát cho nhau bằng những chiêu trò vượt qua luật pháp, điều này đã và đang gây ra những hệ lụy khôn lường. Hàng loạt sai phạm về quản lý đất đai đã gây thiệt hại cho Nhà nước những nguồn lực vô cùng to lớn. Một trong những chiêu trò được áp dụng tinh vi, khéo léo là hành động “nhập nhằng” trong quy hoạch ở các địa phương.

Mô thức của hành vi này có thể được diễn đạt như sau: Một nhà đầu tư, sau khi khảo sát kỹ lưỡng, đánh giá lợi thế so sánh và tính toán đầy đủ những nguồn lợi thu được từ một khu vực tài nguyên đất đai mà họ nhắm đến, thì hứa hẹn với chính quyền sở tại sẽ “tặng” quy hoạch. Được chấp thuận, họ sẽ bỏ ra một nguồn kinh phí cho việc khảo sát, đo vẽ, bản đồ, sơ đồ hóa khu vực có ý định đầu tư và trao tặng cho chính quyền địa phương. Cùng với những món quà “tặng” khác kèm theo bản quy hoạch, họ đã làm một việc “cho chính mình” nhưng lại dưới danh nghĩa vì lợi ích chung.

Từ đó, cơ quan quản lý nhà nước trở thành người bảo chứng cho quyền lợi của các nhà kinh doanh đất đai khi đứng ra công bố bản quy hoạch mà người rắp tâm gom đất đã hào phóng “tặng”. Đó là sự bảo hộ mà những người muốn thâu tóm tài nguyên làm giàu cho chính mình chỉ chờ có vậy. Khi được giao quyền chủ động lập bản quy hoạch cho một dự án, thường là quy hoạch một khu đô thị mới, họ được nắm trong tay quyền năng biến ảo, phá vỡ quy hoạch đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt bằng từ “điều chỉnh”, được “vẽ” theo chủ ý, được “nắn” nguồn tài nguyên quốc gia phục vụ cho lợi ích của mình.

Đồng thời, họ cũng nắm chắc trong tay cơ hội trở thành chủ đầu tư dự án, vì ít có ai khác dám chen chân vào nơi mà một “ông lớn” đã xí chỗ bằng một bản quy hoạch hoành tráng mà chính quyền sở tại đã tiếp nhận và công bố. Có chăng, chỉ có thêm một vài “chân gỗ” tham gia đấu thầu để tỏ ra minh bạch hoặc những nhà đầu tư thứ cấp. Tiếp đó, khi đã nắm chắc phần lớn cơ hội trở thành chủ đầu tư, họ sẽ mở một chiến dịch truyền thông sâu rộng, sẽ tổ chức những sự kiện quảng bá rầm rộ về triển vọng dự án…

Hiện tượng “nhập nhằng” trong quy hoạch đang phổ biến ở nhiều địa phương và bản chất của nó hầu như giống nhau. Tài nguyên quốc gia đang bị xâm hại và trục lợi bởi những nhóm lợi ích được kết nối từ các doanh nghiệp và một bộ phận cán bộ chính quyền các cấp, các ngành. Để bảo vệ và khai thác một cách hiệu quả và minh bạch nguồn đất đai quý giá của đất nước, cần luật hóa, xây dựng và thực thi nghiêm túc các quy định cụ thể nhằm chế tài những hệ lụy khôn lường từ vấn đề này.

 

PV

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline