Hotline: 0941068156

Thứ hai, 20/01/2025 12:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Thứ hai, 20/01/2025

[Sông nước miền Tây]: Ký ức quê mẹ (1)

Thứ sáu, 10/02/2023 22:02

Đi để học, đi để khám phá trải nghiệm, đi để theo đuổi ước mơ cùng hoài bão của tuổi trẻ. Tuy nhiên, dẫu có đi đến đâu, thành công thế nào thì “quê nhà” – nơi có hình bóng mẹ luôn in đậm trong lòng những người xa quê.

Năm ấy, tôi mười bảy tuổi, sống ở quê ngoại. Quê tôi ở Gò Công (Tiền Giang), mảnh đất màu mỡ có ruộng lúa xanh, có con sông Tiền hiền hòa và những con người hiền lành chất phát. Mười bảy tuổi, cái tuổi chưa thật sự hiểu chuyện, chưa trải sự đời, chưa thấu được những suy nghĩ, tâm tư của một người thực sự trưởng thành. Tôi chỉ biết mình từng lớn lên ở đây, ngay tại mảnh đất này khi còn tấm bé.

Dẫu cho bao đổi thay của thời gian, quê mẹ trong ký ức tôi vẫn luôn mộc mạc và gần gũi.

Nếu cha mẹ là người sinh thành thì quê hương lại là nơi nuôi dưỡng, lưu giữ những kí ức đẹp nhất, ngây thơ nhất của cái tuổi “Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường, yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ". Tôi yêu từng nhành cây ngọn cỏ, trân trọng cả cái cách người nông dân nâng niu, chăm sóc từng “hạt ngọc” trời.

Quê hương khi ấy làm gì có những nhà máy, xí nghiệp, trụ điện áp cao chọc trời mà chỉ toàn cánh đồng lúa rộng mênh mông thơm mùi nếp mới. Xa hơn là trời cao và biển rộng, cũng chưa từng thấy những dây nhợ, cột bê tông chồng chéo, trạm điện thu phát đồ sộ, thứ biểu trưng cho một nền công nghiệp hiện đại mà chỉ toàn là cánh diều phiêu lãng, những vầng mây trắng lãng đãng cùng đàn cò trắng vút bay thành đàn. Đồng cỏ quê tôi thấm đẫm một màu xanh biếc, xanh hơn cả màu áo bộ đội mà bà con vùng sông nước vẫn thường ngân nga về giai thoại “Anh Ba Hưng”. Ruộng lúa mùa gieo mạ cũng ngập tràn một màu xanh mơn mởn, xanh như vạt tóc của người con gái thôn quê.

Những cánh đồng mênh mông thơm mùi hương lúa là những điều thân thuộc của chốn quê hương

Nhà tôi nằm phía trên vùng đồi bao la, tít ngoài xa có đàn cò trắng. Phía sau nhà là cả một rừng hoa quyên đỗ nên cứ mỗi độ tu hú kêu ran, có thể thấy hương thơm nhè nhẹ của loài hoa rừng mộc mạc ấy trên những đôi cánh náo nức báo hiệu Xuân về. Mẹ tôi thích nhất mùa hoa quyên rừng nở. Tôi vẫn nhớ người phụ nữ đầu hai thứ tóc, tấm lưng ong, hành nghề đẩy gánh rong, buôn cháo hoa ngoài ngã tư chợ Gạo. Làm sao quên được nụ cười hiền hậu của bà, người thầy đầu tiên dạy cho tôi con chữ, hun đút trong tôi niềm say mê với công việc cầm viết. Tôi vẫn nhớ, nhớ về Nhi…

Chị Nhi hơn tôi mười tuổi, xinh đẹp và duyên dáng. Hồi đó, tôi thì ốm nhách, ốm đến trơ xương do lao động vất vả, thân thể cứng đờ, xác xơ như gốc cây mùa thu. Những lần chúng tôi gặp nhau là tại mô đất phía này, nơi có bờ đê xanh kia hay cây đa nhỏ có chiếc xích đu, hiên che mát mẻ ở phía đó. Tôi biết Nhi thích ngồi đây, phía dưới thân đa lâu năm có bóng râm mát rượi. Nhưng lần nào gặp nhau, chị cũng lủi thủi, ngồi buồn tủi một mình như người chị gái bán rau ở chợ Cầu Đông của nhạc sĩ Trần Tiến.

Quê tôi con gái quá tuổi lấy chồng không ai kết duyên thì kể như hết lứa. Chị Nhi cũng năm bảy mối dạm hỏi, mẹ cha thúc giục hết lời nhưng chẳng mảy may ưng bụng. Chị còn suy tư điều gì nữa, muốn chờ đến mùa quýt chăng? Ngày tôi lên đường theo đuổi nghiệp con chữ, chia tay tôi chị không khóc nhưng bịn rịn như muốn nói điều gì. Tôi vẫn nhớ hôm đó nắng nhẹ, bầu trời cao, rất rộng và mênh mông, co cụm tít ngoài xa có những rặng mây bồng bềnh và lãng đãng. Thiên nhiên khi ấy tưới mát cả tâm hồn hai con người “dưng” nhưng có chút đồng điệu.

Lần cuối từ biệt, giọng nghèn nghẹn, chị hỏi tôi tốt nghiệp về quê hay ở luôn thị thành?. Không biết ứng đáp thế nào, tôi đành im lặng mà ngửa mặt nhìn trời. Chẳng mấy chốc mặt trời đứng bóng, ánh nắng chói chang ngăn cản tâm hồn con người ta bay bổng. Mặt sông tĩnh lặng, đơn điệu đến không một gợn sóng. Bẵng đi một lúc mới điểm xuyết vài chiếc lá khẽ rơi nhẹ nhàng. Dọc bờ sông vắng hiu vắng hắt, cái nóng gay gắt níu chân người ở lại nhưng đẩy tâm hồn người đi xa hơn, xa như thể trông chờ mưa tuôn sau những ngày triền miên nắng tỏ.

Thuyền về có nhớ bến chăng, bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền (Ca dao)

Ít lâu sau, bà mất, mẹ cũng lên thành phố nên tôi chẳng mấy dịp về quê. Riêng phần chị Nhi, người thì đồn thổi lấy chồng phương xa cũng có người nói sống lủi thủi và biệt tích. Có lẽ đến tận bây giờ tôi mới hiểu tâm tình của chị, của mẹ và của bà tôi, của thứ được gọi là sương khói quê nhà. Tôi bắt đầu thấy bồ câu bay thành đàn, mây trôi thành cụm và tre mọc thành bụi. Hóa ra trước giờ tre vẫn ở đó, mây vẫn trôi và chim vẫn lượn, bức tranh quê hương vẫn sinh động và hiện hữu trong tim.

Tết nay, tôi cùng mẹ về thăm quê, hương quả gia đình hằng năm luôn có hàng xóm lo toan cẩn thận. Gốc tùng dương trước nhà bà từng phủ đầy lá xanh nhưng cũng vì thiếu người chăm sóc mà ngả vàng đến buồn hiu hắt. Tôi cũng vậy, tôi cũng từng có những tháng ngày mơ mộng, vô tư bên những người mà đáng lẽ tôi nên trân trọng, chìa tay ôm lấy, ngặt nỗi mùa thu trong tôi đến quá sớm, sớm đến mức tưởng chừng như hôm qua còn là đêm hạ nồng ấm.

(Còn nữa)

 

Ghi chép của Huỳnh Kha

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline