Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 18/05/2024 13:05

Tin nóng

Thêm 50 cây cổ thụ trên cả nước đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 18/05/2024

Sơn La: Quy định định mức đất sản xuất hỗ trợ người dân vùng dân tộc thiểu số

Thứ hai, 28/08/2023 07:08

TMO - Định mức đất sản xuất cho một nhân khẩu trong hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Sơn La là 2.000 m2/nhân khẩu (áp dụng đối với diện tích đất trồng cây hàng năm khác hoặc đất trồng cây lâu năm).

Quyết định số 24/2023/QĐ-UBND, quy định định mức đất sản xuất để thực hiện Dự án 1 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 áp dụng cho các hộ đồng bào DTTS nghèo sinh sống trên địa bàn vùng DTTS&MN, hộ nghèo dân tộc Kinh sinh sống ở xã đặc biệt khó khăn, thôn, bản đặc biệt khó khăn vùng đồng bào DTTS&MN sinh sống bằng nghề nông, lâm nghiệp; Cơ quan Nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan tham gia thực hiện Chương trình.

Ảnh minh họa. 

Cụ thể, định mức đất sản xuất cho một nhân khẩu trong hộ gia đình trên địa bàn tỉnh là 2.000m2/nhân khẩu (áp dụng với diện tích đất trồng cây hàng năm khác hoặc đất trồng cây lâu năm). Trường hợp sử dụng nhiều loại đất, khi xác định định mức đất sản xuất cho một nhân khẩu được quy đổi về đất trồng cây hàng năm khác hoặc đất trồng cây lâu năm.

Theo đó, 1m2 đất rừng sản xuất bằng 0,25m2 đất trồng cây hàng năm khác hoặc đất trồng cây lâu năm; 1m2 đất trồng lúa nước còn lại (ruộng 1 vụ) hoặc đất nông nghiệp khác bằng 1m2 đất trồng cây hàng năm khác hoặc đất trồng cây lâu năm; 1m2 đất nuôi trồng thủy sản hoặc đất chuyên trồng lúa nước (ruộng 2 vụ) bằng 2m2 đất trồng cây hàng năm khác hoặc đất trồng cây lâu năm. Hộ gia đình có nhân khẩu có mức bình quân diện tích đất/nhân khẩu dưới 50% định mức quy định là hộ thiếu đất sản xuất.

Chẳng hạn như: Hộ ông A có 3 nhân khẩu, đất trồng cây hàng năm khác là 3.000 m2, đất trồng lúa nước còn lại 1.000 m2, đất nuôi trồng thủy sản là 500 m2. Diện tích hộ ông A được quy đổi về đất trồng cây hàng năm khác, thì tổng diện tích đất trồng cây hàng năm khác của hộ ông A như sau: 3.000 m2 + 1.000 m2 (1.000 m đất trồng lúa nước còn lại x 1) + 1.000 m2 (500 m2 đất nuôi trồng thủy sản x 2) = 5.000 m2 đất trồng cây hàng năm khác. Hộ ông A có 3 khẩu, do đó mỗi khẩu có diện tích bình quân là 1.666 m2. Như vậy, theo quy định trên, hộ ông A không phải là hộ thiếu đất sản xuất.

UBND tỉnh giao Ban Dân tộc tỉnh chủ trì, hướng dẫn UBND các huyện, thành phố rà soát, phê duyệt danh sách hộ gia đình thiếu đất để thực hiện hỗ trợ đúng quy định. Sở TN&MT chủ trì, hướng dẫn các huyện, thành phố về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, tạo quỹ đất để giao cho hộ dân thiếu đất sản xuất.

Một trong những khó khăn, vướng mắc của Sơn La trong bố trí quỹ đất hiện nay là chưa tạo được quỹ đất sạch có nguồn gốc từ nông lâm trường để giao đất ở, đất sản xuất cho hộ đồng bào DTTS. Do quỹ đất có nguồn gốc từ nông lâm trường có diện tích lớn, lại nằm xen kẽ các khu dân cư, đa phần các diện tích đang được sử dụng. Liên quan đến nguồn lực huy động quỹ đất để giao đất ở, đất sản xuất, sắp xếp, bố trí ổn định dân cư vùng đồng bào DTTS, Sơn La kiến nghị cần thiết bổ sung quy định điều khoản chuyển tiếp trong Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) liên quan đến công tác thu hồi, chuyển mục đích sử dụng đất lâm nghiệp đã giao đất, cấp GCN cho cộng đồng dân cư và các tổ chức khác theo các quy định Luật Đất đai năm 2003 trở về trước.

 

 

Nguyễn Nga 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline