Hotline: 0941068156

Thứ hai, 06/05/2024 06:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ hai, 06/05/2024

“Rủ nhau” về nơi cũ

Thứ ba, 21/12/2021 11:12

TMO - Quá khó khăn, thiếu thốn đủ thứ khiến hàng chục hộ dân bất đắc dĩ “rủ nhau” quay về nơi ở cũ với hy vọng cuộc sống tốt đẹp hơn.

Thiếu thốn đủ thứ

Giai đoạn từ năm 2005 – 2010 khi dự án thủy điện Đồng Nai 3 (xã Đắk Som huyện Đắk Glong tỉnh Đăk Nông) đi vào thi công cũng là thời điểm hàng chục hộ dân nơi đây phải chuyển đến nơi định cư mới tại xã Đắk Plao để nhường chỗ cho dự án thủy điện.

Tuy nhiên, sau nhiều năm sinh sống tại nơi ở mới, hàng chục hộ dân phải đối mặt với nhiều khó khăn, như diện tích đất cấp mới cho các hộ dân không đủ để canh tác, không điện, không có nước sạch sinh hoạt, trường học, y tế quá xa nên ảnh hưởng rất lớn đời sống, học hành của con trẻ.

Nhiều căn nhà khu tái định cư bị bỏ hoang.

Một số hộ dân cho biết, do thiếu đất canh tác, sản xuất nên họ phải đi làm thuê, bươn trải từng ngày để lo bữa ăn cho gia đình. Cuộc sống thiếu thốn, cơ cực nên hơn 40 hộ dân quyết định bỏ nơi định cư mới, quay về nơi ở cũ.

Chị H’Loan chia sẻ: “Gia đình chị được cấp một căn nhà ở khu tái định cư (xã Đắk Plao) nhưng lại không có đất để canh tác, vợ chồng chị phải tự khai hoang để có đất trồng cà phê, nhưng được ít năm thì diện tích đất này bị thu hồi, phải trả lại cho một công ty Lâm nghiệp.

Cuộc sống quá khó khăn nên gia đình chị quyết định quay lại đúng vị trí nơi ở cũ, nơi này tuy không có nhà ở kiên cố, gia đình chị phải dựng nhà để ở tạm nhưng đất đai rộng không phải lo thiếu đất canh tác nên gia đình chị quyết định ở lại nơi đây. Nếu vẫn buộc phải chuyển đến nơi khác thì nguyện vọng lớn nhất là nơi đó phải có đất, có điện, có nước sạch – chị H’Loan giãi bày.

Thiếu nước sạch sinh hoạt là một trong những vấn đề lớn khiến hàng chục hộ dân quyết định quay lại nơi ở cũ.

Những điều chị H’Loan chia sẻ cũng là thực trạng chung, là nguyên nhân dẫn đến tình trạng hơn 40 hộ dân quyết định trở lại nơi ở cũ để làm ăn, sinh sống.

Tháo gỡ bất cập

Theo UBND huyện Đắk Glong, có trên 50 hộ dân dời nơi tái định cư quay về nơi ở cũ (trước đó có 42 hộ). Những hộ dân này chủ yếu dựng nhà trên phần đất chưa bị ảnh hưởng bởi dự án thủy điện Đồng Nai 3. Trong những năm qua, mặc dù đã nỗ lực giải quyết, tháo gỡ vướng mắc của những hộ dân này nhưng đến nay vẫn chưa đưa được các hộ dân đến nơi ở mới. Nguyên nhân được cho là liên quan đến cơ chế chính sách, quyền lợi của người dân chưa được đảm bảo, chủ yếu liên quan đến đất canh tác.

Trong tháng 11 vừa qua, chính quyền địa phương đã làm việc với các hộ dân, từ đó, nắm bắt thông tin, những khó khăn và nguyện vọng để đưa ra giải pháp phù hợp nhất. Sau khi xem xét nguyện vọng của người dân cần đất để canh tác, nơi ở mới phải có điện, nước sạch sinh hoạt, trường học, y tế…Hiện tại, chính quyền địa phương đã bố trí được khu đất ở mới cho gần 60 hộ dân này.

 

Lê Hùng

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline