Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 18/05/2024 23:05

Tin nóng

Thêm 50 cây cổ thụ trên cả nước đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 18/05/2024

Quyết liệt xử lý các trường hợp lấn chiếm rừng, khu bảo tồn biển tại Phú Quốc

Thứ năm, 18/08/2022 21:08

TMO - Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang cho biết, Phú Quốc tiềm ẩn nguy cơ trở thành điểm "nóng" về lấn chiếm đất, rừng, khu bảo tồn biển với các hành vi liên quan đến sử dụng đất không đúng mục đích, xây dựng công trình không đúng quy định trên đất rừng, khu bảo tồn biển...

Thời gian qua, UBND tỉnh Kiên Giang và thành phố Phú Quốc đã nỗ lực chấn chỉnh, xử lý vi phạm lấn chiếm rừng, xử lý hành vi xây dựng trái phép, xâm hại khu bảo tồn biển Phú Quốc. Tháng 6/2022, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang ký quyết định thành lập Tổ công tác đặc biệt xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về lĩnh vực đất đai, lâm nghiệp và xây dựng trên địa bàn thành phố Phú Quốc.

Theo Tổ công tác đặc biệt xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về lĩnh vực đất đai, lâm nghiệp và xây dựng trên địa bàn thành phố Phú Quốc (Tổ công tác đặc biệt), sau hơn 2 tháng đi vào hoạt động đã tích cực ra quân cao điểm tiêu hủy cây trồng, vật kiến trúc lấn chiếm đất rừng.

Thu hồi diện tích đất rừng và đất quy hoạch lâm nghiệp bị chiếm sử dụng trái pháp luật diện tích 139,44ha (trong đó, diện tích đất Nhà nước quản lý: 20,39ha; diện tích đất quy hoạch lâm nghiệp 65,36ha; diện tích đất rừng phòng hộ 11,88ha; diện tích đất rừng đặc dụng 41,81ha).

Tỉnh Kiên Giang quyết liệt xử lý các hành vi lấn chiếm đất rừng tại thành phố Phú Quốc. Ảnh: Anh Vũ 

Ngoài ra, từ đầu năm 2022 đến nay, Hạt Kiểm lâm thành phố Phú Quốc đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp 165 vụ, với số tiền phạt 1,438 tỷ đồng và buộc khắc phục hậu quả trên diện tích rừng bị chặt phá, lấn chiếm là 50,4ha.  

Điều tra, xử lý vi phạm 11 vụ trọng điểm có dấu hiệu hình sự, tội hủy hoại rừng. Tổ Công tác đặc biệt cũng đã khảo sát các xã Hàm Ninh, Dương Tơ và Cửa Dương, qua đó, phát hiện có 47 vụ vi phạm, diện tích đất bị tác động là 29,36ha và tiếp nhận đề nghị xử lý của Vườn quốc gia Phú quốc là 15 vụ phá rừng, chiếm đất rừng diện tích 9,58ha.

Về xử lý các hành vi xây dựng công trình trái phép xâm hại trong khu bảo tồn biển Phú Quốc, Tổ công tác đặc biệt đã kiểm tra, xử lý tại 2 khu vực quần đảo Nam An Thới và ven biển xã Hàm Ninh. Cụ thể, tại khu vực quần đảo Nam An Thới (Hòn Rỏi), có 3 doanh nghiệp neo tàu, trong đó có 2 doanh nghiệp đang hoạt động dịch vụ lặn biển thể thao giải trí với tổng diện tích thả phao khoảng 1,2ha trong phân khu Dịch vụ hành chính - Khu Bảo tồn biển Phú Quốc. Vườn Quốc gia Phú Quốc lập biên bản vụ việc và Đoàn kiểm tra đã đình chỉ hoạt động.

Công trình xây dựng trên mép biển thuộc phân khu Phục hồi sinh thái của Khu Bảo tồn biển Phú Quốc. Ảnh: Hoàng Xuân 

Tại Hòn Mây Rút Trong có 1 doanh nghiệp đã tiến hành nạo vét đá làm bờ kè, xây cầu bê tông xung quanh mũi hòn với diện tích khoảng 880m2, tại các phân khu Phục hồi sinh thái và Bảo vệ nghiêm ngặt, một phần thuộc luồng tàu đi ra vào đảo. Chủ doanh nghiệp đã cam kết tháo dỡ công trình xây dựng trái phép, khôi phục hiện trạng ban đầu. Các hòn còn lại có 7 cây cầu tàu ra vào đảo do người dân tự phát xây cất để phục vụ nhu cầu của khách tham quan các đảo. Vườn Quốc gia Phú Quốc, Biên phòng đã lập biên bản các vụ việc trên.

Khu vực ven biển xã Hàm Ninh từ năm 2020 đến nay, UBND xã Hàm Ninh đã lập biên bản vi phạm hành chính 8 trường hợp lấn chiếm, xây dựng trái phép trên đất bãi bồi ven biển và tham mưu UBND thành phố Phú Quốc ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Xã Hà Ninh tiếp tục tuyên truyền vận động các tổ chức, cá nhân vi phạm tự giác tháo dỡ, di dời vật kiến trúc ra khỏi khu vực vi phạm, nếu không chấp hành sẽ tiến hành cưỡng chế theo quy định.

Thời gian tới, tỉnh cũng sẽ chỉ đạo UBND thành phố Phú Quốc lập đoàn công tác liên ngành kiểm tra toàn diện hoạt động kinh doanh, dịch vụ, vận tải hành khách trên biển, nhằm lập lại trật tự trên địa bàn quần đảo Nam An Thới và toàn thành phố Phú Quốc. Đồng thời, Đoàn kiểm tra của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục kiểm tra các vụ việc vi phạm trong khu bảo tồn theo phản ánh của người dân và cơ quan báo chí và đề xuất xử lý theo quy định của pháp luật. 

 

 

Vũ Trang 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline