Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 24/11/2024 12:11

Tin nóng

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Cảnh báo nguy cơ mưa lớn khu vực miền Trung do bão Trà Mi

Quảng Ngãi: Cấm biển từ 10h ngày hôm nay ứng phó bão Trà Mi

Theo dõi sát diễn biến của bão Trà Mi

Phấn đấu tăng trưởng GDP giai đoạn 2026-2030 bình quân khoảng 7,5-8,5%

Chủ nhật, 24/11/2024

Quyết liệt giải tỏa các điểm ô nhiễm tồn đọng rác thải

Thứ bảy, 02/09/2023 12:09

TMO - Từ khi triển khai cuộc vận động “Người dân TP.HCM không xả rác ra đường và kênh rạch, vì thành phố sạch và giảm ngập nước” đến nay thành phố đã giải tỏa 505 điểm ô nhiễm, trong đó chuyển hóa 198 điểm thành khu sinh hoạt cộng đồng là công viên, vườn hoa, sân chơi thể thao…

Thực hiện chỉ thị số 19-CT/TU của Thành ủy TP.HCM về thực hiện Cuộc vận động “Người dân thành phố Hồ Chí Minh không xả rác ra đường và kênh rạch, vì Thành phố sạch và giảm ngập nước”, Đảng bộ, chính quyền, MTTQ Việt Nam thành phố và các tổ chức thành viên các cấp đã có nhiều giải pháp trong thực hiện và đã đạt được một số kết quả nhất định.

Theo đó, toàn thành phố đã có 312/312 phường/ xã/thị trấn đã tổ chức đối thoại với nhân dân, đạt tỷ lệ 100%; vận động hộ dân ký cam kết giữ gìn vệ sinh môi trường, không xả rác ra đường và kênh rạch. Bên cạnh đó, đã vận động các cơ quan, doanh nghiệp thực hiện việc cam kết không xả rác ra đường, giữ gìn vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị đạt tỷ lệ 98,21%; đã tiếp nhận và giải quyết 99% ý kiến phản ánh người dân liên quan đến lĩnh vực môi trường và trật tự đô thị.

Các lực lượng trên địa bàn thành phố nỗ lực cải tạo các điểm ô nhiễm tồn đọng rác thải thành vườn hoa, các khu sinh hoạt cộng đồng. 

Từ năm 2021 đến tháng 5/2023, thành phố đã rà soát, ghi nhận phát sinh 568 điểm ô nhiễm do tồn đọng rác thải, giải tỏa 505 điểm, đạt tỷ lệ 98,12%, trong đó chuyển hóa được 198 điểm thành khu sinh hoạt cộng đồng. Từ khi triển khai cuộc vận động đến nay, có 7.534 phương tiện, trong đó 4.191 phương tiện đạt chuẩn, tỷ lệ 55,63% và 3.343 phương tiện không đạt chuẩn, tỷ lệ 44,37%. Tính đến ngày 31/5/2023, Quỹ Bảo vệ Môi trường duyệt vay 107 dự án, với hơn 118,1 tỷ đồng; giải ngân 93/107 dự án, với hơn 105,5 tỷ đồng.

Để ngăn tình trạng xả rác không đúng nơi quy định xảy ra trên địa bàn, 2 năm qua, TP Thủ Đức đã sử dụng phần mềm ứng dụng và máy bay không người lái. Theo UBND TP Thủ Đức, trong 2 năm gần đây, tại địa bàn đã có hơn 200 điểm rác phát sinh và tái phát sinh. Rác thải phát sinh chủ yếu tại các khu vực đất trống xen cài trong khu dân cư; khu đất công chưa đưa vào sử dụng; khu đất trống trong các dự án chưa triển khai thực hiện xong... Qua đó, tại khu vực dự án có diện tích đất trống lớn, TP Thủ Đức đã sử dụng flycam và phần mềm GIS để kiểm tra, ghi nhận và có biện pháp xử lý kịp thời các điểm rác phát sinh, tái phát sinh.

UBND TP Thủ Đức đề xuất tăng cường cán bộ, công chức có chức năng kiểm tra, giám sát và lập biên bản xử phạt; đồng thời có cơ chế, chính sách khen thưởng cho các cá nhân, tổ chức thực hiện tốt công tác phát giác, tố giác những hành vi gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, UBND TP HCM cũng cần sớm ban hành hướng dẫn phân loại rác tại nguồn thành 3 loại theo quy định của Luật Môi trường năm 2020 thay vì hướng dẫn phân thành 2 loại như hiện nay.

Đầu tháng 6, Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM đã báo cáo cập nhật, bổ sung 171 điểm tồn đọng về rác thải. Trong đó có 102 điểm tái phát sinh, 38 điểm mới và 31 điểm chưa được dọn dẹp vệ sinh. Các “điểm đen” rác thải phân bố trên địa bàn TP Thủ Đức, các quận 3, 5, 6, 7, 8, 10, 11, 12, Bình Tân, Bình Thạnh, Gò Vấp, Phú Nhuận, Tân Phú và các huyện Bình Chánh, Củ Chi, Nhà Bè, Hóc Môn. Trên cơ sở đó, sở đã kiến nghị UBND thành phố xem xét, chỉ đạo UBND TP Thủ Đức và các quận, huyện giải quyết dứt điểm tồn đọng trên địa bàn, duy trì chất lượng vệ sinh tại các điểm đã dọn dẹp và không để phát sinh điểm mới.

Các khu vực ô nhiễm nhất là trên các kênh rạch được các địa phương, nhóm tình nguyện đẩy mạnh thu gom, xử lý.  

Trước thực trạng trên, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM, đề nghị các cấp ủy, chính quyền, MTTQ các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội quan tâm tăng cường công tác tuyên truyền đến cộng đồng về ý thức giữ gìn vệ sinh chung nơi công cộng. Cụ thể như thực hiện việc phân loại chất thải tại nguồn, đổ rác đúng nơi quy định, không để động vật nuôi phóng uế bừa bãi, giữ gìn vệ sinh chung và tạo môi trường sống sạch.

Bên cạnh đó, cần duy trì việc triển khai và phát triển phần mềm quản lý trực tuyến để tiếp nhận, xử lý ý kiến, phản ánh của người dân về tình trạng xả rác ra đường, kênh rạch, các điểm gây ô nhiễm môi trường, hành vi vi phạm về môi trường nhanh chóng, kịp thời. Giải quyết triệt để các phản ánh của người dân về vệ sinh môi trường và trật tự đô thị theo thẩm quyền. Cần tăng cường công tác xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực môi trường. Cụ thể là triển khai việc sử dụng hình ảnh trích xuất từ hệ thống camera giám sát để xử lý các hành vi vi phạm vệ sinh môi trường.

TP.HCM phấn đấu đến năm 2025, 100% phương tiện thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn được chuyển đổi, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, chất lượng vệ sinh và bảo vệ môi trường theo quy định; 100% trạm trung chuyển đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định hiện hành và quy hoạch xử lý chất thải rắn TP.HCM đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050.

Đồng thời, tỷ lệ xử lý rác thải sinh hoạt bằng công nghệ mới hiện đại (đốt phát điện) và tái chế đạt ít nhất 80%. 100% khu phố, ấp sạch, không xả rác ra đường và kênh rạch. Tiểu thương tại các chợ dân sinh giảm 70% sử dụng túi nilon khó phân hủy trong việc đóng gói, đựng sản phẩm cho khách hàng. Đặc biệt, TP.HCM phấn đấu đến năm 2025, 100% phường, xã, thị trấn đạt tiêu chí “Phường - xã - thị trấn sạch, xanh và thân thiện môi trường.

 

 

Hà Phương 

 

 

 

  

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline