Hotline: 0941068156
Chủ nhật, 19/01/2025 01:01
Thứ bảy, 13/08/2022 22:08
TMO - Thông tư 02/2019/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định chi tiết các nội dung về thực hiện các dự án phát điện điện gió, trong đó nêu rõ quy định về an toàn đối với công trình điện gió.
Theo đó, tại Điều 11 Thông tư 02/2019/TT-BCT: Phạm vi công trình điện gió bao gồm khu vực các cột tháp gió, đường dây truyền tải điện, trạm biến áp và các hạng mục phụ trợ khác.
Hành lang an toàn công trình điện gió, hành lang an toàn đường dây và trạm biến áp phải tuân thủ theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trang thiết bị điện, quy định về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp và các quy định pháp luật về an toàn công trình điện. Công trình điện gió phải nằm cách xa khu dân cư ít nhất 300m. Tua bin và cột tháp điện gió phải có màu sáng, không phản quang.
Ảnh minh họa
Bên cạnh đó, ưu tiên phát triển công trình điện gió ở các vị trí đất khô cằn, sỏi đá, ít có giá trị nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, dân cư thưa thớt hoặc không có người sinh sống. Ngoài ra, hành lang an toàn của cột tháp gió là nửa hình cầu, có tâm là tâm của chân cột tháp gió, bán kính bằng chiều cao cột tháp gió cộng với bán kính cánh quạt tua bin.
Thông thường, mỗi tháp trụ điện gió có chiều cao khoảng 120m, mỗi cánh quạt dài khoảng 75m. Như vậy, tuỳ thuộc vào thiết kế của trụ tua bin tại từng dự án mà hành lang an toàn tháp gió có bán kính khoảng 200 - 220m, tương ứng với diện tích đất thuộc hành lang an toàn từ 12,5 - 15ha/trụ tua bin.
Thiết bị công trình điện gió phải đảm bảo đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam hoặc tiêu chuẩn quốc tế IEC hoặc các tiêu chuẩn tương đương. Thiết bị công trình điện gió phải là thiết bị chưa qua sử dụng, có thời gian xuất xưởng không quá năm (05) năm, có Giấy chứng nhận xuất xứ và Giấy chứng nhận sản xuất phù hợp. Trường hợp sử dụng thiết bị công trình điện gió đã qua sử dụng, hoặc có thời hạn xuất xưởng quá 5 năm phải báo cáo Bộ Công Thương phối hợp với các cơ quan có liên quan xem xét, quyết định.
Minh An
Bình luận