Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 18/05/2024 18:05

Tin nóng

Thêm 50 cây cổ thụ trên cả nước đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 18/05/2024

Quy định về hoạt động nạo vét trong vùng nước đường thủy nội địa

Thứ tư, 22/03/2023 14:03

TMO - UBND tỉnh Đắk Lắk yêu cầu đối với hoạt động nạo vét trong vùng nước đường thủy nội địa, phải tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa, an toàn cộng đồng dân cư, hệ thống công trình đê điều, thủy lợi, phòng chống thiên tai, phòng chống sạt lở lòng, bờ, bãi sông và không ảnh hưởng đến kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa và các công trình khác.

Theo quy định khu vực, địa điểm đổ thải và quản lý hoạt động nạo vét trong vùng nước đường thủy nội địa được UBND tỉnh ban hành, nguyên tắc hoạt động nạo vét trong vùng nước đường thủy nội địa được quy định: Không thực hiện các hoạt động nạo vét trong vùng nước đường thủy nội địa mà các hoạt động đó có thể gây cản trở hoạt động tránh trú của tàu thuyền vào mùa lũ lụt, khi có thiên tai xảy ra.

Trước khi tiến hành hoạt động nạo vét, đơn vị thi công nạo vét thông báo kế hoạch triển khai thực hiện (thời gian, tiến độ thi công, quy mô công trình, chủng loại và số lượng phương tiện thi công, hình thức thực hiện) đến cơ quan quản lý chuyên ngành quản lý đường thủy nội địa khu vực, chính quyền địa phương nơi có công trình và có bảng niêm yết tại công trường trong suốt quá trình thi công. Bảng niêm yết thể hiện các nội dung về cơ quan phê duyệt, chủ đầu tư, nhà đầu tư, tổ chức tư vấn giám sát, đơn vị thi công, quy mô công trình, tiến độ thi công, thời gian bắt đầu thi công, thời gian hoàn thành, nguồn vốn thực hiện, hình thức thực hiện.  

Ảnh minh họa. 

Các dự án nạo vét cơ bản trong vùng nước đường thủy nội địa phải được UBND tỉnh chấp thuận phương án thực hiện theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước, Luật Khoáng sản. Trường hợp các dự án nạo vét cơ bản trong vùng nước đường thủy nội địa có đê phải lấy ý kiến của Sở NN&PTNT, cơ quan quản lý đê; đối với dự án nạo vét cơ bản ở các tuyến đường thủy nội địa có đê từ cấp III đến cấp đặc biệt hoặc thuộc địa bàn từ 02 tỉnh trở lên, phải lấy ý kiến của Bộ NN&PTNT trước khi phê duyệt dự án. Chất nạo vét phải được quản lý theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, pháp luật về đất đai, pháp luật về tài nguyên, môi trường nước và các quy định khác có liên quan của pháp luật.

Về khu vực, địa điểm đổ chất thải nạo vét khi thực hiện nạo vét trong vùng nước đường thủy nội địa phải đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường đất, môi trường nước, môi trường không khí. Vị trí khu vực, địa điểm đổ thải có khoảng cách an toàn đến khu vực dân cư tập trung, trường học, bệnh viện, trung tâm văn hóa xã hội, di tích lịch sử, trung tâm công nghiệp, các nguồn nước, sông, hồ đúng quy định của pháp luật.

Có diện tích, sức chứa phù hợp để chứa, xử lý các chất nạo vét từ hệ thống giao thông đường thủy nội địa theo từng dự án cụ thể. Để hạn chế tác động xấu của chất nạo vét đến môi trường xung quanh, kết cấu của khu vực đổ thải phải có bờ bao bằng đất tự nhiên hoặc bê tông cốt thép (đảm bảo chiều cao, độ dày phù hợp với từng khu vực đổ thải), xung quanh có hệ thống lọc nước và thoát nước. 

Quy định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến việc quy hoạch, xây dựng, lựa chọn khu vực, địa điểm đổ thải đối với chất nạo vét từ hệ thống giao thông đường thủy nội địa và hoạt động nạo vét trong vùng nước đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh. Đồng thời là cơ sở pháp lý để các cơ quan, tổ chức, cá nhân áp dụng thống nhất trong quá trình quản lý hoạt động nạo vét, lựa chọn khu vực, địa điểm để đổ thải chất nạo vét khi thực hiện các dự án nạo vét trong vùng nước đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh; nhằm mục đích hạn chế những tác hại gây ô nhiễm môi trường, bảo đảm trật tự an toàn xã hội. 

 

 

 

Thảo Anh

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline