Hotline: 0941068156
Thứ hai, 20/01/2025 00:01
Thứ tư, 30/11/2022 22:11
TMO - Cùng với trữ lượng nước mặt, nguồn nước dưới đất được đánh giá là tài nguyên quan trọng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội trong những năm qua. Tuy nhiên, việc khai thác quá mức cũng như tác động từ hoạt động sản xuất, sinh hoạt đã khiến chất lượng, trữ lượng nguồn nước dưới đất suy giảm. Trước thực trạng này, Luật Tài nguyên nước 2017, Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) đã quy định chi tiết nội dung về bảo vệ nguồn nước dưới đất.
Cụ thể, theo Điều 35 Luật Tài nguyên nước 2017, bảo vệ nước dưới đất được quy định: Tổ chức, cá nhân thăm dò, khai thác nước dưới đất; hành nghề khoan nước dưới đất; khoan khảo sát địa chất công trình, thăm dò địa chất, thăm dò, khai thác khoáng sản, dầu khí; xử lý nền móng công trình, tháo khô mỏ và các hoạt động khoan, đào khác phải thực hiện các biện pháp bảo vệ nước dưới đất, trám lấp giếng sau khi đã sử dụng xong hoặc bị hỏng.
Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản, xây dựng công trình ngầm phải tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn, chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước dưới đất. Ở những vùng nước dưới đất bị khai thác quá mức hoặc bị suy thoái nghiêm trọng, cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước phải khoanh vùng cấm, vùng hạn chế khai thác và có các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt để bảo vệ nguồn nước dưới đất. Ngoài ra, tại điều 36 Luật này nhấn mạnh đến nội dung: Việc khoan điều tra, khảo sát, thăm dò và khoan khai thác nước dưới đất phải do tổ chức, cá nhân được phép hành nghề khoan nước dưới đất thực hiện. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất.
Ảnh minh họa
Thực tế triển khai Luật Tài nguyên nước 2017 cho thấy, quy định pháp luật về bảo vệ nước dưới đất cần được bổ sung chặt chẽ hơn nhằm kiểm soát hiệu quả hoạt động khai thác, sử dụng cũng như những tác động đến chất lượng, trữ lượng nguồn nước. Theo đó, tại Điều 32 Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) nêu rõ, đối với nội dung bảo vệ nước dưới đất quy định: Tổ chức, cá nhân điều tra, đánh giá, thăm dò, khai thác nước dưới đất; khảo sát địa chất công trình, xử lý nền móng công trình xây dựng, xây dựng công trình ngầm; thăm dò địa chất, thăm dò, khai thác khoáng sản, dầu khí các dự án có hoạt động khoan, đào khác phải thực hiện việc trám lấp giếng sau khi đã sử dụng xong hoặc bị hỏng;
Tổ chức, cá nhân điều tra, đánh giá, thăm dò, khai thác nước dưới đất; khảo sát địa chất công trình, xử lý nền móng công trình xây dựng, xây dựng công trình ngầm; thăm dò địa chất, thăm dò, khai thác khoáng sản, dầu khí các dự án có hoạt động khoan, đào khác phải thực hiện việc trám lấp giếng sau khi đã sử dụng xong hoặc bị hỏng; bảo yêu cầu về bảo vệ nước dưới đất và bảo vệ môi trường nước dưới đất theo quy định của pháp luật về môi trường;
Hóa chất, chất phóng xạ sử dụng để thí nghiệm trong thăm dò, khai thác nước dưới đất phải nằm trong danh mục hóa được phép sử dụng theo quy định của pháp luật, bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường và nguồn nước; Ban hành, tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý chất lượng nước dưới đất theo thời kỳ 05 năm; Khoanh vùng nguồn nước dưới đất có nguy cơ bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm và thực hiện các biện pháp kiểm soát chặt chẽ và áp dụng biện pháp hạn chế khai thác để bảo vệ nguồn nước dưới đất; Xác định và bảo vệ vùng bổ cập của nước dưới đất.
Bên cạnh đó, Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) nhấn mạnh đến nội dung chính của kế hoạch quản lý chất lượng nước dưới đất bao gồm: của kế hoạch quản lý chất lượng nước dưới đất: Thực trạng chất lượng nguồn nước dưới đất; nguyên nhân chính gây ô nhiễm, suy giảm chất lượng nguồn nước dưới đất; Đánh giá, dự báo xu hướng thay đổi chất lượng nước nguồn nước dưới đất; mục tiêu, chỉ tiêu của kế hoạch; Giải pháp, biện pháp bảo vệ, phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước dưới đất; cải thiện nguồn nước dưới đất bị ô nhiễm, suy giảm chất lượng; Tổ chức thực hiện.
Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn, ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong hoạt động khoan, đào, thí nghiệm và quy chuẩn kỹ thuật trám lấp giếng không sử dụng để bảo vệ nước dưới đất và quy định các biện pháp bảo vệ vùng bổ cập của nước dưới đất; quy định chi tiết nội dung kế hoạch quản lý chất lượng nước dưới đất. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm khoanh vùng nước dưới đất nguy cơ bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm và thực hiện các biện pháp kiểm soát hoạt động khai thác, hạn chế khai thác nước dưới đất; ban hành, tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý chất lượng nước dưới đất.
Ngọc Lan
Bình luận