Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 04/05/2024 17:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 04/05/2024

Quy định địa điểm tiếp nhận chất nạo vét vùng cảng biển

Thứ bảy, 20/05/2023 07:05

TMO - UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu vừa phê duyệt danh mục địa điểm tiếp nhận đổ chất nạo vét (phát sinh từ hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển, vùng nước đường thủy nội địa) vào vị trí trên bờ và nhận chìm chất nạo vét ngoài biển thuộc phạm vi quản lý của tỉnh năm 2023.

Theo đó, có năm địa điểm tiếp nhận đổ chất nạo vét. Cụ thể, một vị trí tiếp nhận là khu A ở ngoài khơi biển Vũng Tàu và bốn vị trí trên bờ. Ngoài biển là khu đổ tại vị trí ngoài khơi Vũng Tàu-khu A (theo quyết định số 44/2011/QĐ-UBND ngày 23-8-2011 của UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Khối lượng tiếp nhận hiện khoảng 24,487 triệu m3, mục đích là đổ thải.

Bốn vị trí trên bờ, gồm: Hạ tầng kỹ thuật khu tái định cư số 1 Phước Hưng, huyện Long Điền với khối lượng tiếp nhận khoảng 1,3 triệu m3, mục đích là để san lấp; Khu đất cảng thủy nội địa TLC của công ty TNHH TLC Vũng Tàu do thị xã Phú Mỹ quản lý, khối lượng tiếp nhận san lấp khoảng 350.000m3. Dự án Dịch vụ hậu cần cảng tại phường Phước Hòa, thị xã Phú Mỹ của Công ty CP Tam Thắng, khối lượng tiếp nhận san lấp khoảng 1,6 triệu m3; Khu đất thuộc thửa đất số 02, tờ bản đồ số 50, xã Láng Dài, huyện Đất Đỏ, khối lượng tiếp nhận đổ thải khoảng 186.000m3. 

UBND tỉnh giao Sở GTVT công khai danh mục địa điểm đổ chất nạo vét trên bờ và nhận chìm chất nạo vét ngoài biển (chất nạo vét phát sinh từ hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển, vùng nước đường thủy nội địa) thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu năm 2023 trên cổng thông tin điện tử của Sở GTVT; là đơn vị đầu mối tiếp nhận, giải quyết thủ tục Chấp thuận vị trí đổ chất nạo vét trên bờ đối với hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biến và vùng nước đường thủy nội địa theo Quyết định sổ 265/QĐ-UBND ngày 31/01/2019 của UBND tỉnh về việc công bố Danh mục TTHC mới ban hành lĩnh vực hàng hải thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Giao thông vận tải tỉnh.

Chủ trì, phối hợp với Sở TN&MT, UBND các huyện, thị xã, thành phố thanh tra, kiểm tra công tác thu gom, vận chuyển vật chất nạo vét từ vùng nước đường thuỷ nội địa, vùng nước cảng biển; hướng dẫn các tổ chức, cá nhân có liên quan việc thực hiện thu gom, vận chuyển, xử lý vật chất nạo vét từ vùng nước đường thuỷ nội địa, vùng nước cảng biển đến khu vực, địa điểm đổ thải.

Sở Tài nguyên và Môi trường là đơn vị đầu mối tiếp nhận, thẩm định hồ sơ đăng ký đổ chất nạo vét trên bờ, nhận chìm chất nạo vét ngoài biển của các cá nhân, đơn vị có nhu cầu; căn cứ đặc điểm chất nạo vét và khả năng sử dụng chất nạo vét đối với từng khu vực, địa điểm, báo cáo UBND tỉnh xem xét, chấp thuận từng trường họp cụ thể đảm bảo tuân thủ các quy định, quy hoạch hiện hành, không tham mưu đổ chất nạo vét vào khu vực có rừng khi chưa được cấp có thẩm quyền quyết định chuyển mục đích sử dụng đất rừng, đất lúa.

Chủ động rà soát các điều kiện về quy hoạch, đất đai, tài nguyên, môi trường, biển và hải đảo và các quy định khác có liên quan của pháp luật đối với địa điểm đổ chất nạo vét để tham mưu UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung danh mục kịp thời; hướng dẫn các đơn vị tiếp nhận vật chất nạo vét và chủ đàu tư các dự án nạo vét thực hiện thủ tục môi trường theo đúng quy định; tham gia phối hợp thanh tra, kiểm tra công tác thu gom, vận chuyển vật chất nạo vét từ vùng nước đường thuỷ nội địa, vùng nước cảng biển.

Ảnh minh họa. 

Sở Xây dựng, Cảng vụ Hàng hải Vũng Tàu thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành và chủ động phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc giải quyết đề nghị đổ chất nạo vét trên địa bàn tỉnh.

UBND các huyện, thị xã, thành phố, Ban Quản lý các Khu công nghiệp chịu trách nhiệm giám sát công tác đổ chất nạo vét trên địa bàn thuộc phạm vi đơn vị quản lý; kịp thời xử lý những vấn đề phát sinh về đất đai, xây dựng, môi trường, giao thông đối với các địa điếm đố chất nạo vét và khu vực xung quanh địa điểm đổ chất nạo vét trên địa bàn thuộc phạm vi đơn vị quản lý.

Đồng thời báo cáo UBND tỉnh (thông qua Sở Tài nguyên và Môi trường tống hợp) giải quyết các nội dung vướng mắc vượt thấm quyền (nếu có); thường xuyên kiểm tra, đôn đốc nhắc nhở các tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động nạo vét trong vùng nước đường thuỷ nội địa, vùng nước cảng biến chấp hành các quy định quản lý vật chất nạo vét và các quy định khác có liên quan; kịp thời phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm quy định pháp luật về vệ sinh môi trường trên địa bàn quản lý.

Công an tỉnh chỉ đạo Công an các địa phương và đơn vị nghiệp vụ kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện các quy định pháp luật đối với việc đổ chất thải trên địa bàn tỉnh; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường họp vi phạm pháp luật theo quy định.

Đơn vị quản lý địa điểm đổ chất nạo vét hoàn thiện đầy đủ thủ tục pháp lý về quy hoạch, đất đai, xây dựng, môi trường, điều kiện thi công đảm bảo tuân thủ nghiêm túc các quy định hiện hành; chủ động đánh giá khả năng sử dụng chất nạo vét, phương án thi công đối với địa điểm tiếp nhận chất nạo vét; phối hợp với đơn vị chủ dự án nạo vét báo cáo cơ quan có thẩm quyền đối với từng trường hợp cụ thể.

Đơn vị có nhu cầu đăng ký đổ chất nạo vét hoàn thiện đầy đủ các điều kiện về quy hoạch, đầu tư, đất đai, khoáng sản và môi trường; lập hồ sơ đăng ký đổ chất nạo vét trong đó xác định rõ khối lượng chất nạo vét cần đổ, thời gian thi công, tính chất cơ lý của chất nạo vét để xem xét sự phù hợp của chất nạo vét với nhu cầu của khu vực tiếp nhận, các biện pháp tổ chức thi công đảm bảo an toàn giao thông, an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp, bảo vệ môi trường...và các hồ sơ, thủ tục theo quy định tại Nghị định số 159/2018/NĐ-CP ngày 28/11/2018 của Chính phủ về quản lý hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển và vùng nước đường thủy nội địa và các quy định có liên quan; nộp hồ sơ về cơ quan có thẩm quyền để được xem xét, giải quyết theo đúng quy định. 

Trường hợp sử dụng khối lượng nạo vét với mục đích để san lấp (được coi khối lượng nạo vét là khoáng sản) thì Doanh nghiệp phải lập hồ sơ đăng ký khối lượng khoáng sản thu hồi với thành phần hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều 53 Nghĩ định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 cua Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản và Doanh nghiệp phải thực hiện nộp thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản và nghĩa vụ liên quan.

 

 

Minh Hải 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline