Hotline: 0941068156

Thứ năm, 15/05/2025 00:05

Tin nóng

Mở đợt cao điểm truy quét buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng

Đề xuất lộ trình áp dụng quy chuẩn khí thải xe mô tô, xe gắn máy

Quyết liệt triển khai Kết luận của Trung ương về ứng phó BĐKH, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

Đề xuất áp dụng quy chuẩn khí thải trước tại những nơi có nguy cơ ô nhiễm cao

Chủ đề của Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025 là “Công nghệ xanh để đại dương bền vững”

Vi phạm về môi trường trong 4 tháng đầu năm giảm mạnh

Việt Nam – Kazakhstan: Tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong nhiều lĩnh vực

Thời tiết ngày 7/5: Bắc Bộ nắng nóng cục bộ, nhiều nơi trên 38°C

[Nghị quyết 68-NQ/TW] Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm Liên bang Nga, dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng tại Nga

Quần thể nghiến cổ thụ ở Tuyên Quang được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khởi công vào cuối năm 2025

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nguy cơ cao cháy rừng ở nhiều nơi khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ

Việt Nam – Nhật Bản: Đẩy mạnh hợp tác ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu

Thúc đẩy hợp tác song phương về chuyển dịch năng lượng giữa Việt Nam và Nhật Bản

Tổng Bí thư đề xuất các định hướng hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản

Huy động doanh nghiệp có năng lực tham gia phát triển công nghiệp đường sắt

Hà Giang: 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các quốc gia đoàn kết, hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu

Thứ năm, 15/05/2025

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn kho chứa khí thiên nhiên hóa lỏng

Thứ ba, 10/01/2023 02:01

TMO - Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư 40/2022/TT-BCT về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn kho chứa khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) trên bờ.

Quy chuẩn kỹ thuật này quy định các yêu cầu an toàn trong quá trình thiết kế, vận hành, bảo dưỡng cho kho chứa khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) cố định trên bờ, được giới hạn bởi vị trí đầu vào của LNG (dạng lỏng) và đầu ra (dạng lỏng hoặc khí), đồng thời áp dụng cho kho chứa LNG có sức chứa trên 200 tấn.

Theo Quy chuẩn này, khi lựa chọn địa điểm đặt kho chứa và bố trí mặt bằng bên trong phạm vi kho phải được dựa trên các đánh giá chi tiết nhằm xác định các mối nguy tiềm ẩn có thể ảnh hưởng tới an toàn cho con người và môi trường xung quanh kho. Các mối nguy phải được đánh giá thông qua các bản đánh giá chi tiết, trong đó phải bao gồm các biện pháp phòng tránh cũng như giảm thiểu tác động của các mối nguy này.

Khi lựa chọn địa điểm xây dựng trong giai đoạn thiết kế kho LNG trên bờ phải khảo sát đất nền bao gồm các khảo sát địa kỹ thuật và nước ngầm; Khảo sát/Đánh giá nguy cơ động đất; Khảo sát địa hình nhằm đảm bảo độ phân tán và thoát chất lỏng và chất khí khi có sự cố tràn và/hoặc rò rỉ; Nghiên cứu xác định các nguồn dòng điện rò (từ các nguồn điện cao thế xung quanh);Khảo sát môi trường biển và các hướng tiếp cận từ biển (đối với kho có hệ thống cảng biển); Khoảng cách an toàn đến các công trình lân cận có thể ảnh hưởng đến an toàn vận hành kho LNG...

Ảnh minh họa 

Việc bố trí mặt bằng các công trình, thiết bị công nghệ và các hạng mục, bộ phận khác phải đảm bảo đủ điều kiện cho việc vận hành, theo dõi giám sát an ninh, an toàn, bảo dưỡng và xử lý sự cố của kho chứa LNG. Các công trình, thiết bị và các hạng mục, bộ phận khác phải được xem xét bố trí phù hợp với hướng gió chính trong khu vực và vị trí các nguồn phát tia lửa.

Bên cạnh đó, các bồn chứa LNG có dung tích lớn hơn 0,5m3 không được phép đặt trong tòa nhà; các bể chứa chất lỏng dễ cháy không được đặt trong khu vực ngăn tràn; các nguồn nhiệt hoặc nguồn phát tia lửa phải đặt cách khu vực ngăn tràn bồn chứa LNG và khu vực xuất/nhập LNG tối thiểu 15m; các thiết bị hóa khí phải đặt cách nhau tối thiểu 1,5m; Các thiết bị công nghệ xử lý LNG, chất làm lạnh, chất lỏng dễ cháy hoặc khí cháy phải đặt cách nguồn phát tia lửa và các đối tượng được bảo vệ tối thiểu là 15 m...

Các thiết bị công nghệ và đường ống của kho LNG phải được thiết kế bằng vật liệu phù hợp với các điều kiện vận hành bình thường và bất thường phù hợp với TCVN 12984:2020 hoặc tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài được thừa nhận và áp dụng rộng rãi tuân thủ các quy định của Luật Xây dựng và quy định của pháp luật khác có liên quan (sau đây gọi tắt là tiêu chuẩn nước ngoài được thừa nhận và áp dụng rộng rãi). Các hiện tượng vật lý có thể ảnh hưởng tới hệ thống thiết bị cũng phải được xem xét trong quá trình thiết kế.

Các công trình trong phạm vi kho phải được thiết kế và xây dựng theo quy chuẩn kỹ thuật về phòng chống cháy nổ cho các tòa nhà công nghiệp theo quy định của pháp luật và phải được thiết kế chống động đất theo TCVN 9386-1,2:2012. Các công trình và kết cấu kín có chức năng hoạt động liên quan đến LNG và/hoặc các chất dễ cháy khác phải được thông hơi để giảm nguy cơ tích tụ khí hoặc hơi dễ cháy. Các tầng hầm (nếu có) phải được trang bị phương thức thông hơi bổ sung. Tốc độ thông hơi tối thiểu tính theo không khí phải là 5 L/s cho mỗi mét vuông diện tích sàn.

Kể từ ngày 1/7/2023, mọi tổ chức, cá nhân khi tham gia các hoạt động liên quan đến yêu cầu về an toàn trong thiết kế và vận hành kho chứa LNG trên bờ phải tuân thủ các quy định của Quy chuẩn kỹ thuật này. Mọi tổ chức, cá nhân liên quan đến việc thiết kế và vận hành kho chứa LNG phải có hồ sơ thuyết minh về sự tuân thủ các quy định của Quy chuẩn kỹ thuật này.

Các dự án kho chứa LNG đã tồn tại trước ngày Quy chuẩn kỹ thuật này có hiệu lực chưa đáp ứng các quy định trong Quy chuẩn kỹ thuật này, sau 3 năm kể từ ngày Quy chuẩn kỹ thuật này có hiệu lực phải thực hiện các biện pháp tăng cường, đảm bảo mức rủi ro chấp nhận được theo quy định. Các dự án đầu tư xây dựng mới hoặc các dự án nâng cấp mở rộng, cải hoán dự án đã đầu tư xây dựng sau thời điểm Quy chuẩn kỹ thuật này có hiệu lực phải tuân thủ các quy định trong Quy chuẩn.

 

 

Minh Trang 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline