Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 05/05/2024 00:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ nhật, 05/05/2024

Quảng Nam: Đa cổ thụ hơn 250 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ năm, 25/04/2024 13:04

TMO - Cây đa cổ thụ hơn 250 năm tuổi tại khuôn viên đình làng thôn Bàng Tân, xã Đại Đồng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam được công nhận là Cây Di sản Việt Nam.

Cây đa cổ thụ trên 250 năm tuổi tại đình làng thôn Bàng Tân, xã Đại Đồng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam được công nhận Cây Di sản Việt Nam.

Trước đó, ngày 24/4 chính quyền và nhân dân xã Đại Đồng, huyện Đại Lộc đã long trọng tổ chức Lễ trao Quyết định và Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây đa cổ thụ trong khuôn viên đình làng thôn Bàng Tân, xã Đại Đồng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Tham dự buổi Lễ có PGS.TS.Lê Văn Thăng, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, đại diện chính quyền địa phương và đông đảo người dân. 

PGS.TS. Lê Văn Thăng, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (ngoài cùng bên phải) trao Quyết định và Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho đại diện địa phương. 

Theo thông tin địa phương cung cấp, cây đa trên được trồng cùng thời gian hoàn thành công trình đình làng Bàng Tân vào năm 1771. Thời kháng chiến, đình làng Bàng Tân là nơi tổ chức các hoạt động của bộ đội và nhân dân địa phương. Trải qua thời gian kháng chiến khốc liệt, các di tích trong đình làng Bàng Tân đều bị tàn phá chỉ còn câu đối ở đình làng và cây đa như một minh chứng cho quá trình chiến đấu gian khổ bảo vệ đất nước của người dân nơi này. Cây đa có chu vi 16m, chiều cao cây 17m, vẫn trường tồn cùng thời gian và phát triển xanh tốt, được người dân địa phương quan tâm bảo vệ.  

Cây đa cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam trở thành dấu mốc quan trọng đối với việc bảo tồn cây cổ thụ của địa phương. 

Gian miếu thờ được bao bọc hoàn toàn dưới cụm rễ cây đa. 

Việc công nhận cây đa cổ thụ trên 250 năm tuổi tại khuôn viên đình làng thôn Bàng Tân, xã Đại Đồng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam là Cây Di sản Việt Nam trở thành dấu mốc quan trọng đối với việc bảo tồn cây cổ thụ, nguồn gen quý báu, góp phần bảo tồn giá trị tài nguyên bản địa, đồng thời tuyên truyền, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của cộng đồng người dân.

 

 

Thu Phương

 

Mời bạn đọc tham gia Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024. Theo đó, cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024 do Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam phát động. Đối tượng dự thi là người viết chuyên và không chuyên trong và ngoài nước. Tác phẩm dự thi là bài viết về chủ đề “Cây Di sản Việt Nam”. Những tác phẩm, bài viết về Cây Di sản Việt Nam đã được đăng tải trên các phương tiện truyền thông nhưng chưa tham gia cuộc thi nào vẫn đủ điều kiện tham gia cuộc thi này.

Thời gian tiếp nhận tác phẩm dự thi: Từ ngày 15/3/2024 đến hết ngày 30/9/2024. Lễ trao giải được tổ chức vào cuối tháng 11/2024. Tác phẩm dự thi được gửi đến Ban tổ chức đồng thời theo 2 địa chỉ: Qua đường chuyển phát nhanh: Tạp chí điện tử Thiên nhiên và Môi trường (Tầng 2, số 348 đường Bưởi, Ba Đình, Hà Nội).

E-mail: Caydisanvietnam@gmail.com

Cơ cấu giải thưởng gồm 23 giải:

01 Giải đặc biệt trị giá 20.000.000 đồng, kèm Giấy xác nhận đạt giải.

02 Giải A: Trị giá mỗi giải 10.000.000 đồng, kèm Giấy xác nhận đạt giải

05 Giải B: Trị giá mỗi giải 5.000.000đ, kèm Giấy xác nhận đạt giải.

15 Giải C: Trị giá mỗi giải 2.000.000đ, kèm Giấy xác nhận đạt giải.

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline