Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 16/05/2025 09:05

Tin nóng

Thêm 40 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mở đợt cao điểm truy quét buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng

Đề xuất lộ trình áp dụng quy chuẩn khí thải xe mô tô, xe gắn máy

Quyết liệt triển khai Kết luận của Trung ương về ứng phó BĐKH, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

Đề xuất áp dụng quy chuẩn khí thải trước tại những nơi có nguy cơ ô nhiễm cao

Chủ đề của Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025 là “Công nghệ xanh để đại dương bền vững”

Vi phạm về môi trường trong 4 tháng đầu năm giảm mạnh

Việt Nam – Kazakhstan: Tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong nhiều lĩnh vực

Thời tiết ngày 7/5: Bắc Bộ nắng nóng cục bộ, nhiều nơi trên 38°C

[Nghị quyết 68-NQ/TW] Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm Liên bang Nga, dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng tại Nga

Quần thể nghiến cổ thụ ở Tuyên Quang được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khởi công vào cuối năm 2025

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nguy cơ cao cháy rừng ở nhiều nơi khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ

Việt Nam – Nhật Bản: Đẩy mạnh hợp tác ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu

Thúc đẩy hợp tác song phương về chuyển dịch năng lượng giữa Việt Nam và Nhật Bản

Tổng Bí thư đề xuất các định hướng hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản

Huy động doanh nghiệp có năng lực tham gia phát triển công nghiệp đường sắt

Hà Giang: 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 16/05/2025

Quảng Bình: Cây gạo cổ thụ hơn 500 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ nhật, 25/08/2024 16:08

TMO - Cây gạo cổ thụ hơn 500 năm tuổi tại thôn 3 Thiết Sơn, xã Thạch Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình được công nhận Cây Di sản Việt Nam.

Trước đó, vào ngày 22/8, UBND xã Thạch Hóa, huyện Tuyên Hóa đã long trọng tổ chức Lễ đón Quyết định và Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây hoa gạo cổ thụ hơn 500 năm tuổi tại thôn 3 Thiết Sơn, xã Thạch Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình. PGS.TS.Trần Ngọc Hải, Phó Chủ tịch Hội đồng Cây Di sản Việt Nam đã đến dự và trao Bằng, Quyết định công nhận Cây Di sản Việt Nam cho đại diện địa phương.  

Cây gạo cao sừng sững giữa núi rừng. Ảnh:TT.

Cây gạo cổ thụ hơn 500 năm tuổi có chu vi thân rất lớn, chiều cao 30m đứng trên khu vực núi đá mang trong mình những giá trị lịch sử, văn hóa và du lịch to lớn. Cây gạo này  là chứng nhân của thời gian, là biểu tượng của quê hương đất nước và là niềm tự hào của người dân xã Thạch Hóa. 

Tham dự buổi Lễ về phía địa phương có đại diện Văn phòng điều phối Nông thôn mới tỉnh Quảng Bình; cùng lãnh đạo các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện và đông đảo người dân trong khu vực.

PGS.TS.Trần Ngọc Hải (đứng thứ 2 từ phải sang) trao Bằng và Quyết định công nhận Cây Di sản Việt Nam cho chính quyền địa phương. 

Phát biểu tại buổi lễ PGS.TS.Trần Ngọc Hải, Phó Chủ tịch Hội đồng Cây Di sản Việt Nam cho biết, việc công nhận cây gạo hơn 500 năm tuổi là Cây Di sản Việt Nam có ý nghĩa quan trọng với cộng đồng. Góp phần bảo vệ, bảo tồn nguồn gen quý giá, bảo vệ tính đa dạng sinh học thực vật. Đồng thời PGS.Trần Ngọc Hải mong muốn chính quyền và cộng đồng địa phương quan tâm nhiều hơn nữa tới việc bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang ngày càng gia tăng mạnh mẽ.

Việc công nhận cây gạo cổ thụ trên địa bàn xã Thạch Hóa, huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình là Cây Di sản Việt Nam góp phần thúc đẩy du lịch của địa phương, đồng thời nâng cao ý thức bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường của cộng đồng, nhất là khi Cây Di sản này lại nằm trong khu vực bảo tồn voọc gáy trắng. Tại khu vực này, huyện Tuyên Hoá cũng đã quyết định chuyển đổi 500 hecta đất đã quy hoạch làm vùng nguyên liệu sang đất bảo tồn.

Cây gạo Di sản được coi là báu vật thiêng liêng của người dân trong khu vực xã Thạch Hoá, huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình.  

Hoa của cây gạo Di sản có màu cam khá đặc biệt. Ảnh: TB. 

Được biết cây gạo cổ thụ có hoa màu cam ở xã Thạch Hoá cũng là cây cổ thụ đầu tiên của tỉnh Quảng Bình được công nhận là Cây Di sản Việt Nam. Đáng chú ý, giống cây hoa gạo thường có 2 màu hoa đỏ và trắng, riêng cây gạo ở xã Thạch Hóa hoa lại là màu vàng cam, hoa màu này rất ít nơi có nên rất đặc biệt. 

Cây gạo này nằm trong khu bảo tồn cộng đồng voọc gáy trắng và được coi là báu vật thiêng liêng, bởi nó  không chỉ là biểu tượng cho sự trường tồn, mà còn gắn liền với đời sống tâm linh, với hình ảnh làng quê thân thuộc của người dân nơi này. Việc công nhận cây hoa gạo cổ thụ hơn 500 năm tuổi là Cây Di sản Việt Nam có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ nguồn gen quý hiếm, đồng thời nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, tính đa dạng sinh học trong đời sống cộng đồng.

 

 

Thu Phương

 

Mời bạn đọc tham gia Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024. Theo đó, cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024 do Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam phát động. Đối tượng dự thi là người viết chuyên và không chuyên trong và ngoài nước. Tác phẩm dự thi là bài viết về chủ đề “Cây Di sản Việt Nam”. Những tác phẩm, bài viết về Cây Di sản Việt Nam đã được đăng tải trên các phương tiện truyền thông nhưng chưa tham gia cuộc thi nào vẫn đủ điều kiện tham gia cuộc thi này. 

Thời gian tiếp nhận tác phẩm dự thi: Từ ngày 15/3/2024 đến hết ngày 30/9/2024. Lễ trao giải được tổ chức vào cuối tháng 11/2024. Tác phẩm dự thi được gửi đến Ban tổ chức đồng thời theo 2 địa chỉ: Qua đường chuyển phát nhanh: Tạp chí điện tử Thiên nhiên và Môi trường (Tầng 2, số 348 đường Bưởi, Ba Đình, Hà Nội).

E-mail: [email protected]

Cơ cấu giải thưởng gồm 23 giải:

01 Giải đặc biệt trị giá 20.000.000 đồng, kèm Giấy xác nhận đạt giải.

02 Giải A: Trị giá mỗi giải 10.000.000 đồng, kèm Giấy xác nhận đạt giải

05 Giải B: Trị giá mỗi giải 5.000.000đ, kèm Giấy xác nhận đạt giải.

15 Giải C: Trị giá mỗi giải 2.000.000đ, kèm Giấy xác nhận đạt giải. 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline