Hotline: 0941068156

Thứ ba, 21/01/2025 11:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Thứ ba, 21/01/2025

Quần thể chò xanh cổ thụ tại Hòa Bình được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 23/04/2022 15:04

TMO - 5 cây Chò xanh từ trên 200 năm đến gần 600 năm tuổi ở khu vực giáp ranh giữa 2 xã Đoàn Kết và Đồng Chum thuộc huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình vừa được công nhận Cây Di sản Việt Nam.

Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Phu Canh (huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình) vừa tổ chức Lễ đón Bằng công nhận quần thể cây chò cổ thụ là Cây Di sản Việt Nam.

Quần thể 5 cây chò xanh (tên khoa học Terminalia myriocarpa Henrila) ở khu vực Bưa Phay thuộc lô 06, khoảnh 34, tiểu khu 15. Đây là khu vực giáp ranh của các xã Đoàn Kết, Đồng Chum. Các cây này có độ tuổi trên 200 năm, cây lớn nhất có độ tuổi trên 600 năm với đường kính là 11,1 m, chiều cao vút ngọn cây cao nhất trên 50m. Cây chò xanh này được người dân địa phương thường gọi là cây phay thần. Có 2 tuyến đi xuyên rừng để đến được vị trí của quần thể cây di sản. Tuyến 1 bắt đầu từ Bia cây di sản thuộc xóm Thầm Luông, xã Đoàn Kết với chiều dài tuyến 3,1 km; tuyến 2 bắt đầu từ xóm Nhạp, xã Đồng Chum với chiều dài tuyến 4,5 km. Hiện nay, trên tuyến này đã được Khu bảo tồn thiên nhiên Phu Canh tiến hành điều tra, khảo sát thành tuyến có thể khám phá, trải nghiệm du lịch đi bộ xuyên rừng. 

Các đại biểu dự buổi lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam.

Theo PGS.TS Trần Ngọc Hải, Phó Chủ tịch Hội đồng Cây Di sản Việt Nam, mặc dù đã có một số cây Chò ở các tỉnh: Hà Giang và Cao Bằng được công nhận là Cây Di di sản Việt Nam trước đây, nhưng đó là loài Chò nâu và Chò chỉ. Vì thế, 5 cây  Chò xanh trong Khu bảo tồn thiên nhiên Phu Canh được công nhận lần này,là thêm một loài thực vật mới lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam. Cây to nhất có chu vi thân tới hơn 11 m, cao 40 m, được người dân sở tại gọi là “cây thần”và được bảo vệ rất nghiêm ngặt.

Sự kiện công nhận quần thể 5 cây chò cổ thụ là Cây Di sản Việt Nam không chỉ nhằm bảo tồn đa dạng sinh học, cảnh quan, môi trường, mà còn là thông gửi đến thế hệ trẻ biết trân trọng những di sản của cha ông để lại; tự hào về cảnh đẹp của quê hương – một khu vực rất đặc trưng cho kiểu rừng thường xanh nhiệt đới Tây Bắc. Việc bảo vệ những Cây di sản này cũng như Khu bảo tồn thiên nhiên Phu Cânh cũng là hoạt động trực tiếp bảo vệ nguồn nước cho hồ Hoà Bình, bảo vệ môi trường và điều tiết khí hậu cho toàn khu vực. 

Gắn bia "Cây Di sản Việt Nam"

Quần thể 5 cây chò xanh được công nhận là cây di sản Việt Nam, Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Phu Canh lập đề án phát triển du lịch sinh thái để triển khai các hạng mục tuyến, điểm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng tại khu vực được giao quản lý theo chủ trương chung của địa phương. Qua đó, tạo điều kiện để người dân vùng đệm có thu nhập từ rừng, từ du lịch và ít tác động vào rừng đặc dụng.

Trước đó, Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam ký Quyết định công nhận quần thể (5 cây chò cổ thụ) tại huyện Đà Bắc, Hòa Bình) là Cây Di sản Việt Nam theo đề xuất của Hội đồng Cây Di sản. Như vậy, từ đầu năm 2022 đến nay đã có gần 220 cây cổ thụ trên cả nước được công nhận Cây Di sản Việt Nam.

 

BT

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline