Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 04/05/2024 00:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 04/05/2024

Phát triển mảng xanh đô thị, bảo vệ môi trường sinh thái

Thứ tư, 28/02/2024 08:02

TMO - Thời gian qua, nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước đã lên kế hoạch phát triển đô thị xanh ở địa phương mình, với mục tiêu tạo không gian xanh giúp cải thiện môi trường và chất lượng cuộc sống cho người dân.

Theo Cục Hạ tầng kỹ thuật (Bộ Xây dựng), tỷ lệ cây xanh trên mỗi người dân tại các đô thị của Việt Nam ở mức thấp, chỉ từ 2-3 m2/người, trong khi chỉ tiêu xanh tối thiểu của Liên hợp quốc là 10 m2 và chỉ tiêu của các thành phố hiện đại trên thế giới từ 20-25 m2/người. Như vậy, tỷ lệ cây xanh đô thị của Việt Nam chỉ bằng 1/5-1/10 của thế giới. Trước thực trạng trên, nhiều địa phương trên cả nước triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm mở rộng mảng xanh đô thị, bảo vệ môi trường sinh thái. 

Thời gian qua, thành phố Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) tập trung nguồn lực đầu tư và phát triển đô thị xây dựng không gian sinh hoạt văn hóa cộng đồng, không gian xanh phấn đấu đưa Vĩnh Yên trở thành thành phố đáng sống, xứng tầm trung tâm đô thị của tỉnh Vĩnh Phúc. Thực hiện mục tiêu xanh hóa không gian đô thị, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ 21 nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã xác định, xây dựng đô thị của Vĩnh Phúc: Xanh - Sạch - Đẹp - Văn minh, hướng đến phát triển bền vững, hiện đại, có bản sắc và đồng bộ là nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng.

Để thực hiện hóa mục tiêu trên, thành phố Vĩnh Yên đã có những giải pháp, hành động thiết thực. Để tạo không gian xanh cho đô thị, giai đoạn 2018 - 2022, thành phố đã triển khai 39 dự án trồng cây xanh kết hợp với đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; hơn 26.000 cây xanh bóng mát được trồng tại các tuyến phố, điểm công cộng. Trong năm 2023, tiếp tục triển khai thực hiện 14 dự án tại các công viên, khu vui chơi giải trí. Đồng thời, địa phương này cũng phát huy các nguồn lực xã hội trong công tác quản lý, phát triển cây xanh đô thị; đẩy mạnh tuyên truyền, huy động các tổ chức, cơ quan, đoàn thể, doanh nghiệp cùng toàn thể nhân dân trên địa bàn tích cực tham gia, hưởng ứng phong trào trồng, chăm sóc cây xanh nhằm xanh hóa không gian đô thị.

Thành phố Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) tập trung nguồn lực đầu tư và phát triển đô thị xây dựng không gian sinh hoạt văn hóa cộng đồng, không gian xanh. 

Nhờ đó đến nay, diện tích cây xanh bình quân đầu người của thành phố gần 16m2/người, cao hơn so với mặt bằng chung của cả nước và vượt chỉ tiêu đã đề ra. Nhiều công viên cây xanh đã hoàn thành và đưa vào sử dụng như công viên quảng trường Hồ Chí Minh, công viên xanh khu Văn Miếu, công viên 29.12…Thời gian tới, TP.Vĩnh Yên tiếp tục nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng, quản lý đất đai, đô thị. Đặc biệt, nâng tầm chiến lược công tác quy hoạch theo hướng mở, có dư địa không gian để dự phòng cho các giai đoạn sau.

Tăng cường xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng đô thị đồng bộ, hiện đại. Đẩy nhanh tiến độ các dự án trồng cây xanh theo quy hoạch đã được phê duyệt; nâng cao chất lượng dịch vụ công ích, dịch vụ đô thị; thường xuyên kiểm tra, rà soát, điều chỉnh và cập nhật các đồ án, quy hoạch được duyệt để làm căn cứ cho việc quản lý, điều hành. Triển khai quy hoạch chi tiết các khu chức năng phục vụ phát triển kinh tế xã hội của thành phố bảo đảm về tiến độ được giao.

Từ năm 2020, thành phố Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) đã triển kế hoạch thực hiện nội dung đăng ký đột phá – năm 2020 bằng việc xây dựng bộ Tiêu chí mô hình “Tuyến phố văn minh đô thị”, trong đó có tiêu chí về cây xanh: “Cây xanh được trồng đúng nơi quy định, được chăm sóc, cắt tỉa định kỳ; không gây ảnh hưởng tầm nhìn của người tham gia giao thông, an toàn giao thông và an toàn điện; không gãy đổ trong mùa mưa bão”. 

Để tăng cường các mảng xanh đô thị, thành phố đã triển khai các chương trình hành động, các kế hoạch theo giai đoạn 2021-2025 và hàng năm để cụ thể hóa đề án cây xanh đã được phê duyệt, điển hình như: “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025”; Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng: chỉnh trang, cải tạo, trồng mới cây xanh theo mục tiêu đề án cây xanh trên địa bàn thành phố Vũng Tàu năm 2021; Xây dựng và phát triển khu bảo tồn 24,3ha rừng ngập mặn trong tổ hợp Hóa dầu Long Sơn. Bên cạnh đó, thành phố đã triển khai các kế hoạch trung hạn và ngắn hạn nhằm đẩy mạnh công tác phát triển cây xanh đô thị của thành phố, đồng bộ thực hiện cả tại khu vực đô thị, nông thôn và các vùng rừng tự nhiên của thành phố.

Giai đoạn 2021-2023, trên địa bàn thành phố trồng tổng cộng khoảng 12.000 cây xanh, trong đó trồng nâng cao chất lượng rừng tại núi Lớn, núi Nhỏ gần 3.500 cây trên tổng diện tích 53,7ha. Cùng với đó, để nâng cao ý thức của các cơ quan và tầng lớp nhân dân trên địa bàn đối việc trổng và chăm sóc cây xanh, hàng năm, Thành phố phát động Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ. Qua đó, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố đã thực hiện trồng khoảng 5.300 cây, gồm các loài cây Phi lao, Dáng hương, Dầu rái, Gõ đỏ, Xà cừ, Sao đen, Cẩm lai. Đây là một chương trình có truyền thống lâu đời, một nét đẹp văn hóa không chỉ ở Vũng Tàu, mà còn là của cả nước.

Thực hiện kế hoạch xây dựng khu phố văn minh, các phường trên địa bàn thành phố Vũng Tàu đẩy mạnh tuyên truyền và thực hiện rà soát, lựa chọn và tổ chức thực hiện xây dựng các khu phố văn minh tiêu biểu bằng các hoạt động thực tế như: dọn dẹp, vệ sinh đường phố, vỉa hè, lắp đặt trang trí, trồng cây bụi trong các bồn cây xanh trên vỉa hè. Phát động các lễ ra quân trồng cây gây rừng có sự tham gia của các cơ quan, tổ chức và cá nhân cùng các thành phần xã hội.

Đồng thời, để đẩy mạnh và phát huy sự tham gia, ủng hộ và thực hiện trồng cây xanh tại đô thị; công tác xã hội hóa bước đầu được triển khai sau khi đề án cây xanh được duyệt, các phường cơ bản đều xây dựng kế hoạch phát triển cây xanh khu phố, kêu gọi người dân ủng hộ và trồng bổ sung cây xanh, nhất là nhóm cây bụi như các loài hoa, vận động người dân phát triển các mảng xanh. Từ khi triển khai thực hiện tuyên truyền và kêu gọi xã hội hóa công tác quản lý và phát triển cây xanh đô thị, thành phố đã trồng được khoảng 8000 cây trên các dải phân cách của các tuyến đường trong thành phố. Cùng với các chương trình ra quân, kêu gọi xã hội hóa quy mô lớn, thành phố còn có nhiều hoạt hoạt động kêu gọi xã hội hóa ở các quy mô trung bình và nhỏ.

Biên Hòa đang tập trung hoàn thiện nhiệm vụ quy hoạch điều chỉnh quy hoạch chung thành phố, chú trọng mở rộng mảng xanh đô thị. 

Là đô thị trung tâm của tỉnh Đồng Nai, địa phương có kinh tế - xã hội phát triển bậc nhất cả nước, thành phố Biên Hòa có 6 khu công nghiệp đang hoạt động. Công nghiệp phát triển kéo theo tốc độ gia tăng dân số cũng như tốc độ đô thị hóa diễn ra rất nhanh. Thành phố Biên Hòa là đô thị loại I trực thuộc tỉnh có quy mô dân số lớn nhất cả nước, với hơn 1,15 triệu dân. Dân số đông, mật độ dân số cao khiến quỹ đất dành cho các công trình công cộng ngày càng trở nên eo hẹp, trong đó có quỹ đất dành cho phát triển cây xanh trên địa bàn.

Thông tư số 01/2021/TT-BXD của Bộ Xây dựng về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng quy định, đối với đô thị loại I, diện tích đất cây xanh sử dụng công cộng trong đô thị phải đạt tối thiểu 6 m2/người dân. Tuy nhiên, theo UBND thành phố Biên Hòa, diện tích cây xanh tập trung trên bình quân đầu người trên địa bàn thành phố hiện chỉ đạt khoảng hơn 1 m2/người dân. Do vậy, để đáp ứng tình hình phát triển mới, thành phố Biên Hòa đang tập trung hoàn thiện nhiệm vụ quy hoạch điều chỉnh quy hoạch chung thành phố đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 làm cơ sở để lập đồ án điều chỉnh quy hoạch chung của thành phố.

Phát triển đô thị là động lực phát triển của nền kinh tế, góp phần xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và tích cực chủ động hội nhập hiệu quả. Việc triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm hướng tới xây dựng đô thị xanh và thân thiện với môi trường, bảo đảm vệ sinh được coi là nền tảng quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội bền vững gắn liền với nhiệm vụ bảo vệ môi trường. 

 

 

Mạnh Dũng

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline