Hotline: 0941068156

Thứ ba, 13/05/2025 14:05

Tin nóng

Quyết liệt triển khai Kết luận của Trung ương về ứng phó BĐKH, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

Đề xuất áp dụng quy chuẩn khí thải trước tại những nơi có nguy cơ ô nhiễm cao

Chủ đề của Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025 là “Công nghệ xanh để đại dương bền vững”

Vi phạm về môi trường trong 4 tháng đầu năm giảm mạnh

Việt Nam – Kazakhstan: Tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong nhiều lĩnh vực

Thời tiết ngày 7/5: Bắc Bộ nắng nóng cục bộ, nhiều nơi trên 38°C

[Nghị quyết 68-NQ/TW] Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm Liên bang Nga, dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng tại Nga

Quần thể nghiến cổ thụ ở Tuyên Quang được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khởi công vào cuối năm 2025

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nguy cơ cao cháy rừng ở nhiều nơi khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ

Việt Nam – Nhật Bản: Đẩy mạnh hợp tác ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu

Thúc đẩy hợp tác song phương về chuyển dịch năng lượng giữa Việt Nam và Nhật Bản

Tổng Bí thư đề xuất các định hướng hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản

Huy động doanh nghiệp có năng lực tham gia phát triển công nghiệp đường sắt

Hà Giang: 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các quốc gia đoàn kết, hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu

Tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự dịp nghỉ Lễ 30/4

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ ba, 13/05/2025

Phát triển đô thị thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu

Thứ năm, 22/09/2022 14:09

TMO - Hiện nay, các đô thị ở Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức ngày càng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu đặc biệt là tình trạng ngập úng. Việc tìm các giải pháp hợp lý trong công tác thoát nước khu vực đô thị nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu được coi là yêu cầu cấp thiết. 

Theo PGS.TS Mai Thị Liên Hương - Cục trưởng Cục Hạ tầng kỹ thuật Bộ Xây dựng cho biết, những năm gần đây biến đổi khí hậu (BĐKH) và nước biển dâng diễn biến phức tạp, khó lường và cực đoan hơn. Mưa lớn hoặc mưa lớn kèm theo triều cường dẫn đến tình trạng ngập úng thường xuyên xảy ra tại các đô thị Việt Nam gây nhiều tổn thất về người, môi trường, xã hội và kinh tế. Đồng thời, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nhiều của BĐKH và nước biển dâng.

Trong khi đó, tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng với việc hình thành nhiều khu đô thị mới, khu dân cư nông thôn tập trung, kéo theo việc bê tông hóa, giảm diện tích thấm, ao hồ, kênh rạch mang nhiệm vụ trữ nước, tiêu thoát nước. Việc quản lý cao độ nền của đô thị chưa được thật sự chặt chẽ và quyết liệt...

Hiện nay, tình trạng ngập sâu tại các khu vực đô thị do mưa lớn, triều cường đang xảy ra thường xuyên với mức độ nghiêm trọng

Theo Cục Phát triển đô thị (Bộ Xây dựng), hiện nay, có khoảng 300 đô thị ven biển sẽ chịu sự tác động rất lớn của biến đổi khí hậu như tình trạng ngập lụt, xâm nhập mặn, triều cường. Khoảng 140-150 đô thị ở miền núi chịu sự ảnh hưởng của sạt lở đất, lũ quét và hạn hán. Với xu thế đô thị hóa và phân bố hệ đô thị hiện nay, biến đổi khí hậu, nước biển dâng và các hiện tượng thời tiết cực đoan thực sự là thách thức đối với công tác quy hoạch, quản lý và phát triển đô thị. 

Tại Hà Nội, thống kê của Sở Xây dựng Hà Nội cho thấy, từ đầu mùa mưa 2022 đến nay, trên địa bàn thành phố đã có gần 10 trận mưa cường độ lớn, lượng mưa trên 100mm, thậm chí có nơi lên tới 180mm/giờ, vượt công suất thiết kế của hệ thống cống thoát nước (70mm/giờ) và 310mm/2 ngày đối với toàn bộ hệ thống, dẫn đến úng ngập xảy ra tại nhiều khu vực, nhất là tại các khu vực trũng thấp, xa nguồn xả.

Tại TP Hải Phòng hiện nay hệ thống thoát nước của thành phố chỉ đáp ứng được nhu cầu tiêu thoát nước đối với các trận mưa tối đa 70mm. Gần đây, lượng mưa trên 100mm xuất hiện thường xuyên hơn, cộng với triều cường và lũ, trong khi cốt nền hiện trạng của thành phố tương đối thấp, vì vậy úng ngập xảy ra thường xuyên hơn khi mưa lớn.

Theo báo cáo của Ban Chỉ huy PCTT&TKCN TP. Hồ Chí Minh, trong năm 2021 và 6 tháng đầu năm 2022, trên địa bàn Thành phố xuất hiện 10 đợt triều cường cao, trong đó 5 đợt trên báo động cấp II và 5 đợt trên báo động cấp III. Các đợt triều cường trên đã gây ngập cục bộ tại một số tuyến đường.

Trong đó, nguyên nhân được chỉ ra là do tiến độ thực hiện các Quy hoạch tổng thể hệ thống thoát nước Thành phố, Quy hoạch thủy lợi chống ngập úng còn chậm. Măt khác, hiện hệ thống thoát nước của Thành phố chủ yếu thông qua hệ thống sông, kênh, rạch. Tuy nhiên do quá trình đô thị hóa, tình trạng san lấp, lấn chiếm trái phép, xả rác xuống sông, kênh, rạch vẫn chưa được ngăn chặn một cách hiệu quả gây bồi lắng, tắc nghẽn dòng chảy, cửa xả làm hạn chế khả năng thoát nước, tạo nước dâng cục bộ; đồng thời, việc đầu tư nạo vét hệ thống sông, kênh, rạch còn hạn chế, chưa phát huy hiệu quả tiêu thoát nước của cả hệ thống.

Nâng cao sức chống chịu của đô thị đặc biệt là khả năng thoát nước là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quy hoạch đô thị 

Cục Hạ tầng kỹ thuật (Bộ Xây dựng) Bộ đang đề xuất 2 nhóm giải pháp để nâng cao năng lực thoát nước, xử lý tình trạng ngập sâu tại các khu vực đô thị. Theo đó, trước mắt cần có phương án xử lý tại các tuyến đường dự báo khả năng xuất hiện ngập; thực hiện duy tu, sửa chữa hệ thống thoát nước; kiểm tra, rà soát vận hành các cống kiểm soát triều và trạm bơm thoát nước để tăng khả năng thoát nước...

Kiểm tra, rà soát vận hành các cống kiểm soát triều và trạm bơm thoát nước để tăng khả năng thoát nước, tại các vị trí ngập úng tăng cường lắp bơm di động để giảm thiểu mức độ và thời gian úng ngập; Đặc biệt, cần công bố danh mục hồ, ao, đầm, phá không được san lấp trong phạm vi địa phương theo quy định của khoản 7 Điều 60 Luật Tài nguyên nước để phòng, chống ngập, úng và bảo vệ nguồn nước.

Về lâu dài cần quy hoạch đô thị, công trình không được tạo ra vùng ngập úng cục bộ, các đô thị cần xác định cao độ nền khống chế cho toàn đô thị, điều chỉnh và tính toán lại hệ thống thoát nước, cập nhật danh mục hồ, ao, đầm, phá không được san lấp vào quy hoạch; Ưu tiên nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực thoát nước, tập trung nguồn lực xây dựng đồng bộ hệ thống các công trình thoát nước theo quy hoạch, kế hoạch, đẩy nhanh xử lý các điểm ngập úng cục bộ;

Tăng cường các giải pháp phi công trình, tăng diện tích và dung lượng chứa nước, điều hòa, hạn chế cống hóa các dòng sông, suối, kênh, mương trong đô thị; Bổ sung chính sách thu hút các nguồn lực đầu tư, cải cách thủ tục hành chính để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án công trình giảm ngập, úng, ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành công trình thoát nước. 

 

 

Minh Tuấn

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline