Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 03/05/2024 19:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 03/05/2024

Phát huy vai trò của người lao động trong bảo vệ môi trường

Thứ bảy, 30/03/2024 04:03

TMO - Những năm qua, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thực hiện nhiều giải pháp để phát huy vai trò của người lao động và các tổ chức công đoàn trong việc tham gia giám sát, bảo vệ tài nguyên môi trường ở các địa phương.  

Thông tin từ Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường cho biết, người lao động có vai trò hết sức quan trọng trong việc tạo ra tín chỉ carbon chất lượng, người lao động nỗ lực, cùng cộng đồng chung tay giảm phát thải khí nhà kính, CO2, từ đó, tạo ra được tín chỉ carbon chất lượng. Đó là cách để người lao động tham gia trong lộ trình giảm phát thải về 0 vào năm 2050.  

Hiện Bộ Tài nguyên và Môi trường đang chủ trì xây dựng tiêu chí phân loại dự án xanh để trình Thủ tướng Chính phủ ban hành. Đây được xem là một trong những cơ chế thiết thực giúp các doanh nghiệp có kế hoạch đầu tư theo hướng xanh có thể tiếp cận được các nguồn lực ưu đãi như trái phiếu xanh, tín dụng xanh. Trong đó, cần xác định vai trò trung tâm của doanh nghiệp và người dân, để có thể chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường một cách hiệu quả thì Nhà nước đóng vai trò kiến tạo, dẫn dắt; người dân và doanh nghiệp đóng vai trò trung tâm và là chủ thể thực hiện cùng với sự tham gia hiệu quả của các tổ chức chính trị - xã hội với yêu cầu thực hiện Thỏa thuận Paris và các cam kết quốc tế về biến đổi khí hậu, thích ứng với BĐKH.

Công tác quan trắc môi trường lao động được các đơn vị đẩy mạnh triển khai. 

Hầu hết các doanh nghiệp đã và đang thực hiện chiến lược phát triển bền vững. Nhiều doanh nghiệp trong hệ thống đã triển khai và áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo ISO 140000 cho toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh tích hợp với hệ thống quản lý chất lượng, tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Thậm chí, một số doanh nghiệp có trường mầm non tổ chức thiết kế đồ dùng học tập, đồ chơi cho trẻ từ rác thải nhựa, từ nguyên phụ liệu dư thừa của ngành dệt may như: cúc, chỉ, bông, vải… vào chương trình dạy cho trẻ em về việc bảo vệ môi trường từ sớm. Với người lao động, những quy định của doanh nghiệp về phân loại rác thải, chất thải tại nguồn đã hình thành thói quen tốt cho người lao động không chỉ tại nơi sản xuất mà còn được người lao động áp dụng tại nơi cư trú, trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày.

Trên cơ sở các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, các cấp công đoàn đã ban hành Kế hoạch và tổ chức tuyên truyền vận động đoàn viên, người lao động, công đoàn cơ sở phối hợp với người sử dụng lao động thực hiện nhiều hoạt động thiết thực góp phần bảo vệ môi trường, như tổ chức trồng cây xanh, vườn hoa tạo cảnh quan xanh - sạch - đẹp trong doanh nghiệp, đơn vị; cải tiến kỹ thuật, máy thiết bị để giảm tiêu hao năng lượng và chất thải độc hại ra môi trường...

Về công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, kiến thức về bảo vệ môi trường; phát động các phong trào thi đua trong cán bộ, công chức, viên chức và người lao động giữ gìn cảnh quan doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị, năm 2023, trong tháng Hành động vì môi trường hưởng ứng ngày Môi trường Thế giới, công đoàn các cấp tổ chức nhiều hoạt động thông tin, tuyên truyền, phổ biến chủ để chống rác thải nhựa. Nhiều địa phương, đơn vị, cơ sở căn cứ vào điều kiện và tình hình thực tế của mình đã sáng tạo, đổi mới lựa chọn các hình thức thực hiện phù hợp như treo pano, áp phích, khẩu hiệu tuyên truyền, phổ biến các nội dung về bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học, tài nguyên thiên nhiên, ứng phó biến đổi khí tại các khu vực trụ sở cơ quan, doanh nghiệp, khu công nghiệp. 

Kết quả cho thấy, năm 2023, các cấp công đoàn đã in và phát hành 602.393 tờ gấp, khẩu hiệu, áp phích về công tác bảo vệ môi trường; tổ chức 11.583 buổi phát thanh truyền hình, chương trình tọa đàm, tập huấn, phổ biến kiến thức; xuất bản, đăng tải 3.279 bản tin, bài, phóng sự, lượt qua loa tại doanh nghiệp về bảo vệ môi trường để tuyên truyền đến 424.779 đoàn viên và người lao động. Các đoàn viên công đoàn trên khắp cả nước đã tổ chiến dịch ra quân tổng vệ sinh môi trường được 1.794.121 km đường giao thông, tại các điểm về môi trường được 899.032 km; hỗ trợ 669 thùng rác và thu gom, vận chuyển được và xử lý 800.831 tấn chất thải, rác thải nguy hại, chất thải sinh hoạt; phát 350.000 túi thân thiện môi trường để đi chợ mua sắm, hạn chế sử dụng túi ni-lông. 

Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) cho biết, thời gian qua, vấn đề an toàn, vệ sinh lao động, điều kiện lao động đang trở thành một trong những hàng rào kỹ thuật trong thương mại do các chuẩn mực về lao động như an toàn, vệ sinh lao động được quốc tế hóa ở cấp độ cao hơn. Về kết quả các hoạt động dịch vụ an toàn, sức khỏe nghề nghiệp và bảo vệ môi trường lao động, các đơn vị thuộc viện đã thực hiện quan trắc môi trường tính đến năm 2022 cho 7.577 đơn vị, ước tính đến hết năm 2023 quan trắc môi trường cho khoảng 8.805 đơn vị. Kết quả quan trắc cho thấy có khoảng 32% số đơn vị được quan trắc có ít nhất 1 yếu tố có hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh lao động. 

Kết quả quan trắc môi trường đã góp phần tư vấn, giúp đỡ doanh nghiệp thực hiện các biện pháp cải thiện môi trường và điều kiện lao động, giảm thiểu các tác động tiêu cực của các yếu tố có hại giúp phòng ngừa bệnh nghề nghiệp. Trong quá trình quan trắc cũng phát hiện ra một số yếu tố mới xuất hiện trong môi trường lao động mà Việt Nam chưa quy định ngưỡng tiếp xúc nghề nghiệp, đây là căn cứ để đề xuất bổ sung, cập nhật vào danh sách ngưỡng tiếp xúc nghề nghiệp đối với các yếu tố có hại mới này.

Công nhân thực hiện tổng vệ sinh môi trường sản xuất, sinh hoạt.  

Về kết quả tập huấn, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và bảo vệ môi trường: Thực hiện huấn luyện sức khoẻ nghề nghiệp, huấn luyện sơ cấp cứu cho người lao động tại các doanh nghiệp: Tính đến hết năm 2022, tập huấn cho khoảng 200 đơn vị và hết năm 2023, tập huấn cho khoảng 230 đơn vị. Thực hiện tập huấn, huấn luyện an toàn vệ sinh lao động cho tính đến hết năm 2022 cho 151.363 lượt người với 1.577 lớp. Ước tính đến hết năm 2023 tập huấn được 160.619 lượt người với 1.647 lớp.

Về kết quả khám sức khoẻ định kỳ, khám bệnh nghề nghiệp cho các bộ, công nhân, viên chức, lao động của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp: Mỗi năm trung bình khám sức khoẻ định kỳ, khám bệnh nghề nghiệp cho khoảng từ 50.000 - 90.000 lượt người. Tính đến hết năm 2022, tổng số lượt khám là 547.284 lượt người. Trung bình mỗi năm khám cho 150 - 200 doanh nghiệp. Ước tính đến hết năm 2023, tổng số lượt khám sức khoẻ là 652.319 lượt người với khoảng 1.700 doanh nghiệp.

Thời gian tới, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam sẽ tiếp tục quan tâm chỉ đạo các cấp Công đoàn tăng cường hơn nữa các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho đoàn viên và người lao động về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; huy động và tăng cường nguồn lực cho hoạt động bảo vệ môi trường, góp phần cùng doanh nghiệp giải quyết các vấn đề môi trường, thúc đẩy tăng trưởng, tạo thu nhập và việc làm bền vững cho người lao động.

 

 

 Đức Huy 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline