Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 19/04/2024 08:04

Tin nóng

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Thứ sáu, 19/04/2024

Ô nhiễm môi trường ở làng nghề: Câu chuyện chưa có hồi kết

Thứ tư, 30/11/2022 14:11

TMO - Nghề làm bún, bánh ở thị trấn Yên Ninh, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình đã tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho hàng trăm hộ gia đình ở địa phương. Tuy nhiên, công tác bảo vệ môi trường trong sản xuất, chế biến bún chưa được quan tâm, nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân. 

Sống chung với ô nhiễm

Làng nghề bún, bánh Yên Ninh đã sản xuất từ trước năm 1975 đến nay đã được hơn 40 năm. Làng nghề bún, bánh thị trấn Yên Ninh được công nhận vào năm 2007 theo quyết định số 11/QĐ – UBND ngày 2/1/2007 của UBND tỉnh Ninh Bình. Đây là làng nghề có truyền thống từ lâu đời, chuyên sản xuất bún, bánh nổi tiếng trong và ngoài tỉnh. Hiện nay làng nghề có 385 hộ làm nghề, tập trung chủ yếu ở phố Thượng Đông, Thượng Tây. Tuy nhiên sự phát triển ồ ạt, tăng trưởng của làng nghề đã gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường đặc biệt nghiêm trọng ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe của các hộ dân xung quanh.

Nước thải đen ngòm từ việc sản xuất bún, bánh. 

Có đi thực tế khu vực làng nghề bún, bánh, cùng gặp gỡ trao đổi với những người dân sống xung quanh khu vực này mới thấy được nỗi khổ của họ khi phải sống chung với ô nhiễm từ nhiều năm nay.

Theo như những người dân ở đây cho biết, vào những ngày nắng thì mùi hôi thối bốc lên nồng nặc, còn vào những ngày mưa thì nước thải từ việc sản xuất bún, bánh chảy tràn lan ra đường, mùi khó chịu từ một số chất dùng để tẩy màu, làm trắng, bảo quản cho việc sản xuất. Bên cạnh đó việc phơi sản phẩm bún, bánh tràn lan ra đường còn ảnh hưởng đến việc di chuyển, đi lại của nhân dân.

Bà Đỗ Thị H. cho biết: “Nước thải từ các hộ sản xuất bún, bánh không qua xử lý mà chảy trực tiếp ra môi trường làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nước sinh hoạt của các hộ dân nơi đây. Qua các cuộc họp, tiếp xúc cử tri chúng tôi cũng đã nhiều lần kiến nghị nhưng việc xử lý ô nhiễm vẫn chưa được giải quyết dứt điểm”.

Các sản phẩm được phơi tràn lan ngoài đường, nguy cơ gây mất vệ sinh ATTP và ảnh hưởng đến việc di chuyển của người dân. 

“ Bài toán khó” xử lý ô nhiễm

Theo ông Lại Việt Hùng – Phó chủ tịch UBND Thị trấn Yên Ninh cho biết: "Hàng năm chúng tôi thường xuyên tổ chức, tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân về việc bảo vệ môi trường trong sản xuất. Tuy nhiên nhiều hộ sản xuất vẫn chưa thực hiện tốt nên vẫn dẫn đến tình trạng ô nhiễm. Bên cạnh đó hệ thống cung cấp nước sạch cho làng nghề chưa được xây dựng. Công tác đảm bảo về sinh ATTP chưa được kiểm tra thường xuyên”. 

Được biết, trước đó Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành thông tư số 46/2011/TT – BTNMT quy định về bảo vệ môi trường; xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể bảo vệ môi trường làng nghề đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 tại quyết định số 577/QĐ – TTg ngày 11/4/2013. Năm 2013, chương trình mục tiêu quốc gia về khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường với kinh phí từ ngân sách Trung ương đã cấp 50 tỷ đồng cho 4 dự án, trong đó có dự án dành cho làng nghề bún, bánh Yên Ninh.

Cùng với sự phát triển đất nước, các làng nghề truyền thống những năm gần đây đã chuyển mình mạnh mẽ mang lại thu nhập tốt hơn cho người dân. Song đằng sau đó lại là biết bao hệ lụy lâu dài về sức khỏe, về môi trường mà chính bản thân những người dân làng nghề phải gánh chịu trước tiên. Bởi vậy, phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường làng nghề một cách bền vững luôn là bài toán khó với các nhà chuyên môn, các cấp quản lý. Từ thực tế trên cho thấy, cần đưa ra giải pháp để có thể cân bằng được 2 yếu tố phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường làng nghề.

Để giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 577/QĐ-TTg phê duyệt Đề án BVMT làng nghề đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Đề án đã xác định danh mục và mục tiêu xử lý triệt để ô nhiễm môi trường tại 47 làng nghề ô nhiễm nghiêm trọng trên cả nước.

Cùng với đó, Luật BVMT năm 2020 mới được ban hành đã quy định rõ hơn trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp và cơ sở sản xuất trong công tác BVMT làng nghề nhằm theo dõi, ngăn chặn ô nhiễm, cải thiện và phục hồi chất lượng môi trường tại làng nghề; đặc biệt tích hợp nội dung về công tác BVMT nông thôn thành một điều khoản riêng (Điều 58), trong đó, lấy chất lượng môi trường nông thôn là nền tảng, là mục tiêu để bảo vệ.

 

 

Minh Anh

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline