Hotline: 0941068156

Thứ hai, 13/05/2024 07:05

Tin nóng

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Thứ hai, 13/05/2024

Nông dân làm nông nghiệp thông minh ứng phó với biến đổi khí hậu

Thứ tư, 01/12/2021 21:12

Retson Tedekhe và những giỏ rau trồng thuỷ canh.

TMO - Từ việc sử dụng bao tải để trồng khoai mỡ đến trồng cà chua trong trang trại thủy canh, người nông dân tại đất nước Nigieria đã tìm ra nhiều cách để giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.

Biến đổi khí hậu - “kẻ thù" của nông dân Nigeria

Nhiều nông dân Nigeria cho biết, việc chuyển đổi từ cách canh tác truyền thống sang các phương thức nông nghiệp bền vững là cần thiết để tránh những trải nghiệm “đau thương” của các hiện tượng khí hậu khắc nghiệt như lũ lụt, hạn hán...

Phân tích của SBMIntel (một công ty nghiên cứu tập trung vào châu Phi) tiết lộ rằng, ước tính có khoảng 79% nông dân Nigeria trồng trái cây, rau, cây lương thực như ngô, khoai, sắn… đã bị tàn phá nặng nề do các hiện tượng khí hậu khắc nghiệt vào năm 2020.

Trong khi đó, một số nông dân ở các bang Kwara và Nasarawa ở Nigieria đã chia sẻ kinh nghiệm của họ và cho biết, việc chuyển sang các mô hình thông minh ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH) như nông nghiệp tích hợp, canh tác bao tải, canh tác trong nhà kính hay thủy canh… đã gúp họ cải thiện đáng kể năng suất và tăng sinh kế.

Canh tác trong nhà kính

Anh Orija Oladimeji đã phải gánh chịu những tổn thất lớn sau thu hoạch, do tính chất khó lường của phương thức canh tác “cuốc đất làm ruộng” mà anh thừa hưởng từ cha mẹ mình. Mọi thứ dần thay đổi, khi Oladimeji  tìm hiểu về “phương thức canh tác thông minh” tại Viện Nông nghiệp Nhiệt đới Quốc tế (IITA). Đây có thể là cách giúp anh giải bài toán về lương thực bền vững trước những tác động khốc liệt của BĐKH.

“Thời tiết và nhiệt độ ở khu vực này là điều luôn khiến cho người nông dân phải đau đầu. Đôi khi nó trở nên quá nóng, hay quá lạnh đối với cây trồng. Chúng tôi cần kiểm soát được nhiệt độ và đó là lý do chúng tôi lắp đặt nhà kính này”, anh Oladimeji chia sẻ.

Canh tác trong nhà kính, là một trong số các mô hình thông minh đang được một số nông dân Nigeria áp dụng nhằm giảm thiểu tác động của BĐKH đối với sản xuất lương thực. Đó là việc trồng cây giống trong một môi trường được bảo vệ khép kín, nơi có thể kiểm soát độ ẩm và nhiệt độ của cây trồng. Do đó ngăn ngừa sự xâm nhập của sâu bệnh.

Oladimeji cho biết, anh đã thu hoạch hơn 300 giỏ cà chua trong năm nay và đang lên kế hoạch lắp đặt thêm các nhà kính trong trang trại của mình. “Cà chua sản xuất ở đây có thể giữ được lâu hơn, vì độ ẩm đã được giảm xuống so với sản xuất theo phương thức truyền thống. Chúng ta có thể đặt thoải mái trong căn bếp của mình, không cần làm lạnh trong 3 tuần mà vẫn không hề bị hỏng”.

Tuy nhiên, những hạn chế chính đối với việc thiết lập nhà kính, là kỹ năng quản lý (từ cấp quản lý cao nhất đến cấp thấp), chi phí hạt giống cao và nông dân sẽ phải đầu tư vào đào tạo nhân viên, nếu họ muốn họ làm việc trong nhà kính.

Nông nghiệp tổng hợp

Giống như ông Oladimeji, Tosin Olonijolu, một nhà quản lý trang trại tổng hợp tại Cơ quan phát triển lưu vực hạ lưu sông Niger (LNRBDA) cho biết, BĐKK đã thúc đẩy họ áp dụng nền nông nghiệp tổng hợp.

Ông Oladimeji cho biết: “Do ảnh hưởng của BĐKH, sản xuất lương thực ở Nigeria đang tăng với tốc độ chậm hơn, trong khi dân số không ngừng tăng theo cấp số nhân. Chúng tôi muốn sử dụng mô hình thực hành nông nghiệp hiện tại (canh tác tổng hợp) để cho mọi người biết rằng họ có thể điều hành các hoạt động nông nghiệp của mình một cách hiệu quả và ít tàn phá môi trường hơn”.

Ông giải thích rằng, hoạt động này là một hệ thống canh tác hỗn hợp chuyên biệt, bao gồm việc trồng các loại cây trồng khác nhau và chăn nuôi gia súc, gia cầm trên cùng một vùng đất nông nghiệp mà không sử dụng bất kỳ chất vô cơ nào (phân bón, thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ).

Trong mô hình này, tất cả chất thải nông nghiệp được sản xuất trong trang trại đều được tái chế. Chất thải động vật thường được thu gom từ trang trại và chế biến thành phân hữu cơ để tăng năng suất cây trồng, trong khi những phần bỏ đi của cây trồng như trấu từ cây ngô và cây cao lương (cây bo bo) được chế biến để làm thức ăn cho gia súc.

Canh tác bao tải

Một mô hình thông minh với khí hậu khác, đang được nông dân Nigieria áp dụng là phương pháp canh tác trong bao tải.

Akanbi Mohammed,một trong những nông dân tại LNRBDA cho biết, canh tác bao tải mang lại cho họ khả năng trồng khoai mỡ quanh năm. “Chúng tôi tận dụng bao tải thức ăn gia cầm để trồng khoai mỡ, sau đó tưới chúng bằng nước thải từ ao cá của gia đình. Không giống như các mô đất trồng khoai mỡ thông thường, người nông dân sẽ không gặp nhiều khó khăn khi làm cỏ và cỏ dại mọc trên bao tải sẽ không ảnh hưởng nhiều cho cây trồng. Ngược lại, nó còn giúp tối đa hóa việc sử dụng đất so với khoai trồng trên đất thông thường”, ông Akanbi chia sẻ.

Akanbi cho biết, thách thức lớn nhất mà một nông dân phải đối mặt là người nông dân sẽ phải lấp đất tốt lên tất cả các bao tải và tạo cọc cho các tua khoai leo lên khi nó nảy mầm.

Nuôi trồng thủy canh

Cũng giống như nông dân tại trang trại tổng hợp LNRBDA, nhóm nông dân Nigeria và Hiệp hội Hợp tác tại cộng đồng Gaate, bang Nasarawa cũng đang sử dụng một mô hình tương tự để trồng nhiều loại nông sản và cỏ chăn nuôi.

Bên cạnh đó, họ còn nghiên cứu mô hình thủy canh trồng các loại thức ăn giàu dinh dưỡng cho vật nuôi (gia súc và cừu) trong trang trại quanh năm. Những người nông dân này cho biết, khái niệm của một trang trại thủy canh là, nước được thay thế cho đất và họ sử dụng các giỏ để trồng một lượng đáng kể các loại ngũ cốc (ngô, gạo, cây bo bo) trong một diện tích nhỏ chủ yếu để làm thức ăn cho bò.

Anh Retson Tedekhe - quản lý một trang trại nuôi trồng thủy canh cho biết: “Chúng tôi đã trồng hơn 700 giỏ như thế này và cứ sau 7 ngày, chúng tôi thu hoạch những loại cỏ này để cho bò ăn”.

Anh cho biết, nếu một kg ngô được trồng trong giỏ, khi thu hoạch sẽ nhân lên khoảng 6 - 10 kg để cho bò ăn.

Ông Awoniyi Olabisi, chuyên gia nông nghiệp thương mại của LNRBDA, cho biết, mô hình thông minh ứng phó với BĐKH là điều thích hợp nhất mà nông dân nên làm lúc này vì họ không kiểm soát được thời tiết và cũng để bảo đảm sản xuất theo hệ thống nông nghiệp bền vững.

“Các hệ thống nông nghiệp thông minh chẳng hạn như công nghệ nhà kính giúp đảm bảo môi trường sinh trưởng của nông sản. Các sản phẩm từ đây thường tốt cho sức khỏe và bền hơn so với việc canh tác ngoài đồng”, ông Awoniyi nói.

 

Phạm Hoàng (t/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline